Những bệnh lý thường gặp vào mùa thu

Việt Nam là một đất nước nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa. Quanh năm 4 mùa xuân – hạ – thu – đông. Mùa thu chính là mùa mát mẻ và dễ chịu nhất trong năm, nhưng mùa này cũng là mùa đặc trưng của một số bệnh lý theo mùa. Và sau đây chúng ta cùng điểm qua những bệnh lý này nhé!

1. Bệnh dị ứng

Dị ứng là một phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với một chất lạ mà thường không gây hại cho cơ thể bạn. Những chất lạ này được gọi là chất gây dị ứng (dị nguyên). Chúng có thể bao gồm một số loại thực phẩm, phấn hoa, thuốc, hóa chất, nước hoa, lông động vật và rất nhiều dị nguyên khác.

Tùy thuộc vào loại dị ứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, các triệu chứng ở mỗi người sẽ khác nhau. Bình thường các triệu chứng này thường không quá nghiêm trọng nên chỉ cần sử dụng thuốc kháng dị ứng là bệnh sẽ dẩn dần thuyên giảm.

Nhưng có những trường hợp dị ứng nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng sốc phản vệ gồm khó thở, chóng mặt và mất ý thức.

Một số cách giúp bạn phòng ngừa bệnh dị ứng như:

  • Tránh các dị nguyên: Hãy cố gắng tránh các tác nhân gây bệnh
  • Ghi nhật ký dị ứng: Hãy cố gắng xác định nguyên nhân hoặc chất làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng, gi lại để sau này phòng tránh

2. Hen suyễn

Hen suyễn (hen phế quản – Asthma) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.

Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp vào. Lúc này người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng khò khè và khó thở vô cùng khó chịu.

Triệu chứng của bệnh hen suyễn rất đa dạng như: Ho, đặc biệt là vào ban đêm; Thở khò khè; Khó thở; Đau thắt ngực, đau hoặc áp lực; Hơi thở rất nhanh và gấp; Mặt nhợt nhạt, mồ hôi…

Những triệu chứng này thường:

  1. Có hoặc không có xuất hiện đồng thời các dấu hiệu trên.
  2. Cơn hen bị gián đoạn ở người này nhưng liên tục ở người khác.
  3. Một số người chỉ bị hen khi tập thể dục hoặc thay đổi thời tiết.

Bệnh hen suyễn không thể chữa dứt điểm được. Tuy vậy việc phát hiện và điều trị bệnh hen suyễn càng sớm ở giai đoạn đầu sẽ kiểm soát được bệnh và không làm bệnh phát triển nặng thêm.

Ngoài ra bệnh nhân bị hen suyễn phải tuân thủ đúng thuốc mà Bác sỹ kê đơn, tập thể dục hợp lý và sử dụng các thực phẩm để tăng sức đề kháng, quan trọng là tránh tiếp xúc với tác nhân gây hen, giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, thực hiện tầm soát hen và COPD

3. Bệnh viêm đường hô hấp trên (viêm họng, viêm VA, viêm Amidan) cấp và mãn tính

3.1. Bệnh viêm họng cấp và mãn tính

Viêm họng xảy ra khi niêm mạc họng bị viêm cấp hoặc mãn tính hay nói cách khác là viêm niêm mạc và tổ chức dưới niêm mạc ở họng. Viêm họng có thể  xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hầu hết các trường hợp viêm họng là do nhiễm virus.

Viêm họng phát triển qua 2 giai đoạn chính là cấp tính và mãn tính. Ở từng giai đoạn cụ thể, bệnh được chia thành nhiều thể khác nhau dựa vào triệu chứng và tổn thương lâm sàng.

Viêm họng cấp (viêm họng đỏ)

Viêm họng mạn

-Viêm họng cấp là hiện tượng viêm của tổ chức niêm mạc nằm ở phần sau của cổ họng. Triệu chứng thường gặp là đau họng. Ngoài ra viêm họng còn gây ra các triệu chứng như ngứa họng hoặc nuốt vướng, nuốt đau.

– Tác nhân gây viêm họng cấp là do các loại virus, liên cầu khuẩn, virus cúm, tụ cầu vàng…

-Nguyên nhân bệnh sinh của viêm họng: do thời tiết thay đổi, nhất là mùa lạnh và mùa thu các chủng virus dễ dàng sinh sôi và phát triển.

– Triệu chứng: sốt cao, ớn lạnh, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi, kém ăn, đau họng khi nuốt, ho đau, ho từng cơn, ho khan, ho có đờm

– Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm họng kéo dài, thể hiện dưới ba hình thức chính là: xuất tiết, quá phát và teo.

-Nguyên nhân gây viêm họng mạn:

· Do viêm mũi xoang mạn tính,

· Do viêm amidan mạn tính

· Do trào ngược dạ dày

· Do tắc mũi mạn tính, polyp mũi

·  Do cơ địa: dị ứng , tạng tân, tạng khớp…

-Triệu chứng: thường rất nghèo nàn. Thường hay có những đợt viêm họng cấp tái phát khi bị lạnh, cảm mạo, cúm… thì lại xuất hiện sốt, mệt mỏi, đau rát họng.

  • Cách phòng bệnh:
  • Nâng cao mức sống, tăng sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ môi trường trong sạch
  • Phòng hộ lao động tốt
  • Bỏ thuốc lá và rượu
  • Vệ sinh răng miệng tốt
  • Têm chủng đầy đủ cho trẻ em
  • Điều trị triệt để các bệnh viêm mũi, viêm amidan, viêm xoang…

3.2. Viêm Amidan cấp và mạn tính.

Viêm amidan cấp tính là viêm sung huyết và xuất tiết của amidan khẩu cái, thường gặp ở trẻ ở lứa tuổi từ 5-15 tuổi, do vi khuẩn hoặc virus gât nên, thường thấy ở thời kỳ đầu của bệnh viêm nhiễm vì vậy có người coi amidan là “của vào” của một số vi khuẩn hay virus như: viêm khớp cấp, bại liệt, dịch viêm não, viêm màng não

Viêm amidan mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiwwuf lần của amidan khẩu cái. Tùy theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể , amidan viêm có thể phát triển to lên (viêm quá phát) thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi, hoặc amidan có thểnhỏ lại (xiêm xơ teo).

Nguyên nhân:

  • Các tác nhân gây viêm Amidan: liên cầu, tụ cầu, virus cúm sở – ho gà- uốn ván …
  • Thời tiết thay đổi đột ngột (bị lạnh đột ngột khi mưa, độ ẩm cao…)
  • Ô nhiễm môi trường do bụi, khí, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém.
  • Sức đề kháng kém, cơ địa dị ứng.
  • Có các ổ viêm nhiễm ở họng, miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm V.A, viêm xoang và đo đặc điểm cấu trúc giải phẫu của Amidan có nhiều khe kẽ, hốc, ngách, là nơi cư tr ú, ẩn náu và phát triển của vi khuẩn.
  • Biến chứng:

Viêm amidan nếu không được điều trị đúng và kịp thời, nhẹ thì gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống, nặng có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí có những biến chứng rất nguy hiểm như: loét khe amidan, sỏi amidan, viêm tấy chung quanh amidan, viêm họng mạn tính, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm khớp, viêm thận…

Cách phòng tránh:

  • Giữ vệ sinh môi trường sống, đặc biệt những người có sức đề kháng kém, có cơ địa dị ứng
  • Điều trị triệt để các bệnh lý mũi họng khác như viêm V.A, viêm mũi, viêm xoang mạn tính, viêm răng miệng…
  • Luyện tập thể dục, thể thao, sử dụng các thuốc bổ tăng cường sức đề kháng của bản thân

3.3. Viêm V.A cấp và mạn tính

V.A (végétations Adénoides) là một tổ chức lympho nằm ở vòm họng , là một phần thuộc vòng bạch huyết Waldeyer, còn gọi là amidan Luschka. V.A phát triển mạnh ở lứa tuổi nhỏ và bắt đầu thoái triển từ 5-6 tuổi trở đi.

Viêm V.A cấp tính là viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc có mủ ở amidan Lushka ngay từ nhỏ, cũng có thể gặp ở trẻ lớn và người lớn (nhưng rất hiếm).

Viêm V.A mạn tính là tình trạng V.A quá phát hoặc xơ hóa sau viêm nhiễm cấp tính nhiều lần.

Nguyên nhân: do vi khuẩn hoặc virus

Viêm V.A cấp tính triệu chứng bắt đầu đột ngột, sốt cao kèm những hiện tượng phản ứng dữ dội như: co thắt thanh môn, co giật, trẻ ngạt mũi, thở nhanh, nhịp không đều, bỏ ăn, bỏ bú… ở người lớn có thể gặp trường hợp ù tai, nghe kém. Tổ chức V.A sưng đỏ đau, có mủ nhầy phủ lên trên.

Viêm V.A mạn tính trẻ thường sốt vặt, chậm phát triển chậm so với lứa tuổi, kém nhanh nhẹn , ăn uống kém , người gầy, da xanh, trẻ đãng trí, kém tập trung, ngạt tắc mũi, mũi thường bị viêm, tiết nhầy, chảy nước mũi, ho khan, ngủ không yên giấc, tai nghe kém, ù tai, ngáy to, giật mình…

Biến chứng của viêm V.A: viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm đường tiêu hóa, viêm hạch gây áp xe, thấp khớp cấp, viêm cầu thận cấp, viêm ổ mắt, ảnh hưởng đến sự phát triển của của cơ thể.

Phòng bệnh: nâng cao sức đề kháng, phòng tránh lây lan tốt trong các vụ dịch lây truyền theo đường hô hấp, vệ sinh mũi họng, răng miệng tốt. Giữ ấm khi thời tiết thay đổi, khi có viêm nhiễm mũi họng, cần điều trị đúng và kịp thời.

4. Cảm lạnh

Cảm lạnh là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở tất cả các đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. Đây là một bệnh về đường hô hấp, do bị nhiễm virus đường hô hấp, gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng cho các sinh hoạt thường ngày.

Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, có lạnh và mưa hoặc có thể trong thời điểm thay đổi thời tiết một cách đột ngột. Khi đó, cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn phát triển.

Bệnh cảm lạnh là virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là các virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus. Con đường chủ yếu để virus xâm nhập vào cơ thể con người là thông qua mắt, mũi, miệng, hoặc cũng có thể thông qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Bệnh cảm lạnh thông thường sẽ chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ như: Nghẹt mũi, khó thở, chảy nhiều nước mũi, nước mắt, ho, đau họng, viêm họng, đau đầu, đau nhức cơ thể, hắt hơi, sốt nhẹ, cảm thấy mệt mỏi trong người.

Cảm lạnh là một bệnh lý không phức tạp, cách điều trị chủ yếu là tập trung vào các triệu chứng của bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc xịt giúp thông mũi, thuốc ho giúp làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

  • Để tránh bị cảm lạnh, bạn cần làm và dạy cho trẻ cách thực hiện tốt các biện pháp sau:
  • Rửa tay sạch sẽ và thường xuyên với nước rửa tay hoặc xà phòng.
  • Không dùng chung đồ với người khác, đặc biệt là người bệnh cảm lạnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, đảm bảo không gian nơi ở luôn thoáng, đồ dùng trong nhà được khử trùng tránh vi khuẩn tích tụ.
  • Chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách ăn uống khoa học, rèn luyện thường xuyên, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

5. Bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt

Thời gian ủ bệnh đau mắt đỏ trung bình khoảng 8 ngày và thời gian phát bệnh kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi giới, mọi lứa tuổi và dễ lây. Các nguyên nhân và triệu chứng đau mắt đỏ thường gặp như: Do Virus, do Vi khuẩn, do Dị ứng,

Để điều trị bệnh đau mắt đỏ một cách đúng cách, chúng ta nên:

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày: chất đạm, chất xơ, chất béo, tinh bột để tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh nên tránh ăn uống quá kiêng khem để tránh cơ thể rơi vào suy nhược.
  • Tích cực ăn các loại trái cây để bổ sung vitamin như cam, bưởi, chanh,…
  • Bệnh có khả năng lây qua đường tiếp xúc nên người bệnh cần được cách ly hợp lý và sử dụng khẩu trang y tế khi đi ra ngoài.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
  • Trong thời gian bị bệnh tốt nhất nên tránh tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử.
  • Nên trang bị kính chắn bụi, gió,… để giảm thiểu việc tiếp xúc với các loại khói bụi dễ gây kích thích cho mắt.
  • Không để nước bẩn dây vào mắt, tránh đi bơi khi bị bệnh.
  • Để không làm bệnh nghiêm trọng hơn, người bệnh không được dụi, day mắt tránh làm tổn thương giác mạc.
  • Sử dụng thuốc đúng loại và đúng liều lượng theo đơn đã được kê của bác sĩ

Để có thể ngăn ngừa được bệnh đau mắt đỏ một cách hiệu quả, mọi người nên lưu ý một vài điều sau đây:

  • Giữ gìn vệ sinh mắt và vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày.
  • Vệ sinh mắt mỗi ngày với nước muối sinh lý 0.9%.
  • Không dùng chung khăn mặt, mỗi người nên có một chiếc khăn mặt riêng.
  • Tránh để các loại hóa chất như sữa tắm, dầu gội,… dây vào mắt
  • Sử dụng kính chắn bụi, gió khi ra đường.
  • Có chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và các khoáng chất trong trái cây.
  • Khi vào mùa dịch nên hạn chế tiếp xúc tại những nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài.

6. Suy tim

Vào mùa thu, khi thay đổi thời tiết đột ngột, cơ thể phải đấu tranh để thích ứng với sự biến đổi khí hậu, từ đó có thể làm quá tải hệ thống tim mạch, gây hậu quả nghiêm trọng cho tim mạch, nhất là bệnh suy tim.

Suy tim là tình trạng tim bị yếu, không thể bơm máu đi nuôi cơ thể một cách hiệu quả, khiến máu vận chuyển khắp cơ thể và qua tim chậm hơn so với người bình thường. Suy tim là một hội chứng lâm sàng, có căn nguyên là sự bất thường ở cấu trúc hoặc chức năng tim nên bệnh có thể điều trị nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn.

  • Có 4 cấp độ suy tim (theo Hội tim mạch Hoa Kỳ):

Cấp độ

Triệu chứng

I

Suy tim tiềm tàng, có hoặc có ít triệu chứng, triệu chứng không rõ ràng. Người bệnh vẫn có thể vận động thể lực, sinh hoạt bình thường. Vì vậy, rất khó phát hiện bệnh.

II

Suy tim nhẹ, xuất hiện các triệu chứng như: hụt hơi, đau thắt ngực, khó khăn khi vận động. Các dấu hiệu chỉ thoáng qua.

III

Các triệu chứng suy tim xuất hiện nhiều hơn, giới hạn khả năng hoạt động. Đây là giai đoạn có dấu hiệu rõ ràng, thời điểm nhiều người bệnh thăm khám và điều trị.

IV

Suy tim nặng, khó thở, mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi. Người bệnh phải nhập viện thường xuyên.
  • Một số biểu hiện bệnh suy tim sớm nhất:
  • Khó thở khi vận động, gắng sức như đi bộ, leo cầu thang, bê vật nặng hoặc cả khi nghỉ ngơi, khi bị stress thể chất hoặc tinh thần.
  • Cơn khó thở kịch phát về đêm, kèm theo ho khan.
  • Mệt mỏi, chóng mặt, kiệt sức.
  • Đau tức, nặng về phía bên phải (hạ sườn phải).
  • Phù hai bàn chân, cẳng chân, báng bụng.
  • Nhịp tim nhanh bất thường.
  • Khả năng hồi phục sau khi gắng sức rất chậm.
  • Suy tim không chỉ khiến người bệnh phải nhập viện vì những triệu chứng như khó thở, phù, mệt mỏi mà còn đe dọa tính mạng bởi các biến chứng suy tim: Phù phổi cấp, tràn dịch màng phổi, đột tử do rối loạn nhịp tim, đột quỵ và nhồi máu cơ tim, nguy cơ hỏng van tim, cơ thể bị thiếu máu, tổn thương gan, thận, rối loạn nhịp tim.
  • Cách phòng tránh bệnh suy tim:
  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Tuân thủ điều trị của bác sĩ
  • Thường xuyên tập luyện thể dục
  • Bỏ thuốc lá và các thực phẩm chứa cồn như rượu, bia
  • Ăn uống đủ dinh dưỡng, lành mạnh
  • Tái khám với bác sĩ ngay khi tình trạng bệnh không giảm sau khi dùng thuốc, nghỉ ngơi
  • Hiểu rõ triệu chứng của bệnh

KHÁM CHỮA BỆNH Ở ĐÂU UY TÍN VÀ HIỆU QUẢ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH KHÁM