THIẾU MÁU NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

1. Định nghĩa thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố hoặc hematocrit dưới mức bình thường so với người cùng tuổi, cùng giới khỏe mạnh.

Đối với nam giới được coi là thiếu máu khi: số lượng hồng cầu dưới 4 triệu hoặc hemoglobin dưới 12g/100ml hoặc hematocrit dưới 36%

Đối với nữ được coi là thiếu máu khi: số lượng hồng cầu dưới 3,5 triệu hoặc hemoglibin dưới 10g/100ml hoặc hematocrit dưới 30%

2. Nguyên nhân gây thiếu máu

Thiếu máu do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu có 2 loại nguyên nhân:

2.1. Thiếu máu cấp tính

Thiếu máu sau chấn thương, sau phẫu thuật

2.2. Thiếu máu mạn tính

Mất máu mạn tính: do giun móc, giun tóc, rong kinh, trĩ, loét dạ dày- tá tràng.

Tan máu gặp ở người bất thường về hemoglobin, thiếu G6PD, bệnh tự miễn, do thuốc hoặc hóa chất, sốt rét.

Do giảm sản xuất hồng cầu.

Tủy xương kém hoạt động hoặc không hoạt động.

Thiếu hụt các thành phần tổng hợp hemoglobin, sản xuất hồng cầu: protein, sắt, vitamin B1, B2,B3,B9 (axid folic), B12, erthropoetin và một số kim loại như đồng, cobalt, mangan.

Dựa vào chỉ số nhiễm sắc và kích thước hồng cầu, thiếu máu được xếp thành 3 loại:

+ Thiếu máu nhược sắc: Hồng cầu nhỏ và chỉ số nhiễm sắc <1

+ Thiếu máu đẳng sắc: Hồng cầu bình thường và chỉ số nhiễm sắc =1

+ Thiếu máu ưu sắc: Hồng cầu to và chỉ số nhiễm sắc >1
3. Nguyên tắc điều trị thiếu máu

Trong quá trình điều trị thiếu máu phải kết hợp điều trị nguyên nhân với dùng thuốc hoặc với điều trị triệu chứng và bồi dưỡng cơ thể.

Trường hợp mất máu cấp với khối lượng lớn: cần phải truyền máu ngay. Trong khi chờ đợi máu phải truyền nước muối sinh lý Ranger lactac và tìm nguyên nhân, vị trí chảy máu để điều trị.

Mất máu mạn tính do giun tóc, giun móc, rong kinh, trĩ, sốt rét dùng các thuốc điều trị nguyên nhân kết hợp với bổ sung sắt và bồi bổ cơ thể.

Thiếu máu do giảm sản xuất hồng cầu: có thể dựa vào thể tích trung bình hồng cầu để dùng các thuốc.

                                                                    Hematocrit

Thể tích trung bình hồng cầu = —————————————————-

                 (TTTBHC) (fl)                 số lượng hồng cầu trong 1µ.10^9

 

FI: femrilit = 10^(-5) lít

+ Hồng cầu bình thường có thể trung bình 80-95fl tương đương 80-90

+ Hồng cầu nhỏ khi thể tích trung bình dưới 70fl. Ngược lại hồng cầu gọi là to khi thể tích trung bình > 110fl

+ Trường hợp thiếu máu hồng cầu nhỏ: dùng sắt kết hợp với vitamin B6 và tăng lượng protid, lipid trong khẩu phần ăn và điều trị nguyên.

+ Thiếu máu hồng cầu to phải tìm nguyên nhân điều trị kết hợp dùng B12 hoặc acid folic

+ Thiếu máu do tan máu: dùng các phương pháp hẹn chế nguyên nhân gây tan máu kết hợp với dùng acid folic

4. Các thuốc chữa thiếu máu

4.1. Sắt

Cơ thể người lớn chiếm khoảng 3-5 gam sắt, trong đó 1,5-3 gam tồn tại trong hồng cầu, phần còn lại 0,5gam chứa trong sắc tố cơ (myoglobin), một số enzym xanthinoxide, α-glycerophosphatoxidase.

Ở người bình thường, nhu cầu sắt hằng ngày khoảng 0,5 -1mg trong 24h. Ở người hành kinh hoặc mang thai nhu cầu sắt cao hơn bình khoảng 1-2 mg và 5-6 mg trong 24h.

Khi thiếu hụt sắt, cơ thể không chỉ có thay đổi sự tạo máu, mà còn thay dổi chức năng của nhiều enzym quan trọng. Do vậy, bổ sung sắt là biện pháp rất quan trọng để điều trị thiếu máu nhược sắc.

Sắt thường được chỉ định trong các trường hợp như:

+ Thiếu máu thiếu sắt do các nguyên nhân khác nhau

+ Phụ nữ có thai, cho con bú, chứng xanh lớt ở phụ nữ

Sắt nên dùng các chế phẩm như:

+ Trong điều trị sắt có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với các ion khác nhau: Đồng, cobalt, mangan, và các vitamin B1, B2, B3, B6, B9 và vitamin B12.

+ Người lớn liều trung bình 2-3 mg/kg cân nặng tương đương 200mg/ngày.

+ Trẻ nhỏ liều trung bình 5mg/kg cân nặng/ngày.

+ Phụ nữ có thai hoặc cho con bú liều trung bình 15-30mg/kg cân nặng / ngày

Các chế phẩm sắt dùng đường uống: Các muối sắt sulfat, clorid, sắt fumarat, sắt gluconat, sắt aminoat, sắt hydrat, và sắt ascorbat được uống riêng lẽ hay kết hợp với các vitamin và các ion kim loại khác với tên các biệt dược khác nhau.

+ Biotal: viêm giải phóng chậm chứa sắt sulfat 300mg và acid folic 0,5mg

+ Fer UCB: ống 5ml chứa sắt clorid 50mg và vitamin C 100mg

+ Sắt fumarat (Fumafer): viên 200mg

+ Sắt gluconat (Fergon): 300mg

+ Sắt ascobat viên: 245mg

Các chế phẩm sắt dùng đường tiêm: sắt dạng tiêm có ưu điểm như đạt được sự bão hòa dự trữ nhanh. Có thể dùng cho các bệnh nhân có bệnh gây rối loạn sự hấp thu hoặc đang nuôi dưỡn nhân tạo. Ít tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa.

+ Hydroxyd sắt polymaltose (Ferlucien) ống 100mg/2ml dùng tiêm bắp.

+ Sắt dextran (Infed; Imferon) ống 2 và 5ml; 50mg/ml. Dùng tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Liều khởi đầu 0,5 ml tiêm chậm trong 5 phút và theo dõi, nếu không có phản ứng thì tiêm liều trung bình 2ml/ngày liên tục cho hết tổng liều cần dùng. Thuốc có thể pha trong 250-1000ml nước muối sinh lý để truyền nhỏ giọt tĩnh mạch.

Tổng liều lượng sắt cần dùng tính theo công thức sau:           

Tổng liều =(0,66 trọng lượng cơ thể) x (100- (Hb (g/dl) 100)/14,8)

Tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng sắt:

+ Khi dùng đường uống: lợm giọng, buồn nôn, nôn, táo bón, ỉa chảy, kích ứng đường tiêu hóa.

+ Khi dùng đường tiêm: đau tại chỗ tiêm, đau đầu, buồn nôn, nôn, sốt, shock kiểu phản vệ khi tiêm tĩnh mạch, do vậy khi dùng cần phải tiêm tĩnh mạch chậm.

4.2. Vitamin B12

Vitamin B12 còn có tên gọi là Cyanocobalamin. Vitamin B12 được dùng trong điêu trị đóng vai trò coenzym của nhiều phản ứng chuyển hóa, đặc biệt là sự tổng hợp ADN.

Vai trò của Vitamin B12:

+ Vitamin B12 là chất cho methyl nên rất cần cho sự chuyển hóa acid folic để uống tổng hợp acid nhân giúp cho tế bào nhân lên và phát triển.

+ Chuyển homocystein thành methionin và 5 methyltetrahdrofolic thành acid tetrahydrofolic.

+ Chuyển L-methylmalonyl-CoA thành succinyl CoA trong chuỗi cac phản ứng chuyển hóa glucid, lipid thông qua chu kỳ Krebs

+ Duy trì nồng độ myelin bình thường trong các neuron của hệ thống thần kinh.

Tế bào cơ thể không thể tự tổng hợp được vitamin B12. Nguồn cung cấp vitamin B12 nhiều nhất là ở gan, thịt, cá trứng. Trong các thực vật không có vitamin B12.

Các dấu hiệu nhận biết sự thiếu hụt vitamin B12:

+ Thiếu máu ưu sắc hồng cầu to (thiếu máu ác tính Biermer).

+ Tổn thương neuron hệ thần kinh; phù nề, mất myelin của neuron thần kinh. Có thể gây chết neuron thần kinh ở tủy sống, tủy não, gây rối loạn cảm giác, vận động ở chi, rối loạn trí nhớ, rối loạn tâm thần. Ở người già có thể gặp tổn thương thần kinh do thiếu vitamin B12 nhưng không do dấu hiệu thiếu máu.

+ Acid malonic tăng cao, vitamin B12 và hồng cầu lưới trong máu giảm.

Vitamin B12 chỉ định trong các trường hợp:

+ Thiếu máu ưu sắc hồng cầu to Biermer.

+ Viêm đau dây thần kinh.

+ Suy nhược cơ thể, chậm phát triển, già yếu.

+ Nhiễm độc, nhiễm khuẩn.

+ Rối loạn tâm thần.

+ Ngộ độc cyanid (hydroxo cobalamin).

Chống chỉ định Vitamin B12 trong các trường hợp:

+ Dị ứng thuốc.

+ Ung thư các thể khác nhau.

Các chế phẩm vitamin B12 nên dùng:

Vitamin B12 có thể dùng dưới dạng đơn chất hoặc kết hợp với các vitamin và các muối kim loại để uống hoặc tiêm bắp hay tiêm dưới da sâu.

Chỉ định dùng dạng thuốc và liều lượng dựa vào nguyên nhân và tổn thương do thiếu vitamin B12 gây ra.

Thiếu hụt vitamin B12 dó yếu tố nội phải dùng dạng tiêm.

Trong điều trị thiếu máu, suy nhược cơ thể… chỉ cần dùng liều trung bình 100µg/ ngày. Nhưng trong trường hợp viêm dây thần kinh, rối loạn trí nhớ, rối loạn tâm thần phải dùng dạng tiêm liều 500, 1000, 5000µg/ngày.

Các chế phẩm vitamin B12 ở dạng tiêm như:

+ Cyanocobalamin (Residol, Rubramin) ống 30,100,500,1000 và 5000µg.

+ Hydroxycobalamin (Codroxomin) ống 50, 100,200, 500, 1000 và 5000µg.

Các chế phẩm vitamin B12 dạng tổng hợp:

+ Arphoa ống 10ml dùng đường uống chưa: cyanocobalamin 0,2mg, acid phosphoric và 1,07g.

+ Nevramin: viên chứa vitamin B12 (250µg), vitamin B2 (50mg) và vitamin B6 (20mg).

+ Ống tiêm 2ml chứa vitamin B12 (1mg), vitamin B1 (2mg) và vitamin B6 (20mg) và mepivacain (20mg).

+ Viên 3B chứa: vitamin B1 (250mg). Vitamin B6 (250mg) và vitamin B12 (1mg).

4.3. Acid folic (Vitamin L1, vitamin B9).

Là sự kết hợp của pteridin, acid paraaminnobenzoic và acid glutamic.

Acid folic không chỉ có nhiều trong thịt, cá, trứng, gan, men bia mà còn có trong rau xanh, hoa quả. Khi nấu chín thức ăn, đặc biệt là rau xanh, 90% acid folic bị phân hủy.

Dấu hiệu thiếu hụt Acid folic:

+ Thiếu máu hồng cầu to không kèm tổn thương thần kinh.

+ Nồng độ folat trong máu< 4mg/ml. Bình thường từ 4-20mg/ml.

Chỉ định:

+ Thiếu máu hồng cầu to không có dấu hiệu tổn thương thần kinh.

+ Thiếu máu tan máu.

+ Giảm bạch cầu hạt, mất bạch cầu hạt.

+ Dự phòng thiếu hụt acid folic khi dùng khi dùng một số thuốc, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.

Chế phẩm và liều dùng của Acid folic:

Acid folic được bào chế dưới dạng uống hoặc tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch có thành phần đơn chất hoặc kết hợp với vitamin khác và muối kim loại.

Liều trung bình từ 2mg/ngày-5mg/ ngày-25mg/ ngày.

Chế phẩm dạng đơn chất:

+ Viên nén hàm lượng 0,1; 0,4; 0,8; 1 và 5mg.

+ Dạng bột đông khô pha tiêm tĩnh mạch (elorine): 5mg, 25mg, 100mg, 200mg, 25mg.

Chế phẩm dạng kết hợp:

+ Bipfol viên nén chứa sắt sulfat 300mg, acid folic 0,5mg.

+ Sapoli: Sắt 50mg; Acid folic 0,35 mg.

+ Procare; procare diamond; pogyma; Obimin….

4.4. Vitamin B2

Thiếu vitamin B2 dẫn đến giảm tổng hợp acid folic, do vậy gay nên tình trạng thiếu máu kèm theo giảm hồng cầu lưới, nhưng bạch cầu, tiểu cầu bình thường.

4.5. Vitamin B6

Vitamin B6 tham gia vào quá trình chuyển tetrahydrofolat thành 5,10 methyl tetrahydrofolat. Do vậy khi thiếu vitamin B6 gây nên thiếu máu, biểu hiện giảm số lượng hồng cầu, hemoglobin và dự trữ sắt trong ty thể của tiền hồng cầu. Hồng cầu có thể bình thường hoặc nhỏ hoặc giảm sắc. Vitamin B6 không có tác dụng chống thiếu máu do chì hoặc hcloramphenicol

4.6. Đồng

Đồng có tác dụng làm tăng hấp thu sắt, tăng giải phóng sắt từ hệ liên võng nội môn, tăng tổng hợp các enzym chứa sắt và hemoglobin

Thiếu đồng có thể gây thiếu máu, nhưng đa số hồng cầu có kích thước bình thường, một số ít có kích thước nhỏ kèm theo giảm bạch cầu và thoái hóa bạch cầu hạt.

Uống đồng sulfat liều trung bình một ngày 0,1 mg/kg cân nặng hoặc 1-2mg pha trong dung dịch nuôi truyền tĩnh mạch

4.7. Cobalt

+ Cobalt có tác dụng kích thích giải phóng erythoprotein làm tăng sinh hồng cầu

+ Uống cobalt clorid 200-300mg/ ngày

4.8. Erythoproietin:

Erythoproietin là yếu tố điều hòa sự nhân lên của tế bào gốc trong tủy xương, kích thích sự trưởng thành của hồng cầu non và giải phóng  hồng cầu khỏi tủy xương đi vào tuần hoàn. Yếu tố này có cấu trúc prrotein gồm 165 acid amin, phân tử lượng 30400, được sản xuất chủ yếu ở tế bào cạnh cầu thận, thứu yếu ở tế bào gan.

5. CÁC CHẾ PHẨM TỔNG HỢP BẢO VỆ VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE 

5.1. Safoli

Thành phần:

+ Sắt (III) hydroxyd polymaltose 166,67 mg (Tương đương với 50 mg sắt nguyên tố); 
+ Acid folic 0,35 mg.
+ Tá dược: Dầu đậu nành, dầu cọ, sáp ong trắng, lecithin, aerosil, simethicon, gelatin, glycerin, sorbitol, vanillin, chocolate brownht, titanium dioxid, natri methylparaben, natri propylparaben, nước tinh khiết.
5.2. SharMom’s baby
Thành phần:

+ Dầu cá-Fish oil (DHA 60mg EPA 90mg) 500mg; Sắt fumarat 80mg; Chiết xuất quả óc chó 50mg; Inulin 50mg; Aquamin F (Từ tảo biển) 30mg; Chiết xuất bông cải xanh 20mg; Chiết xuất gừng 20mg; Magnesium lactate 12mg; Beta glucan 80% 10mg; Kẽm gluconate 10mg; Vitamin PP 5mg; Vitamin B1: 2mg; Vitamin B2: 2mg; Vitamin B6: 2mg; Đồng gluconat: 1mg; Acid folic: 800mcg; Potassium iod.: 90mcg; L-methylfilate canxium. 50mcg; Crom(Cho dạng hợp chất)30mcg; Selenium từ nấm men.5mcg; Vitamin B12: 5mcg; Vitamin A.500UI; Vitamin D3:100UI; Vitamin E.:10UI; Phụ liệu: gelatin, glycerin, sorbitol, nipazil, ethyl vanilin, nước tinh khiết vừa đủ 1 viên.

5.3. TP Ferus Corke

Thành phần: sắt III hữu cơ polymaltose 150 mg; inulin: 100 mg; Vitamin B1 : 1,25 mg; Vitamin B6 : 1,25 mg; DHA 10% : 1000mcg; Acid folic: 900 mcg; Vitamin B12 5mcg

5.4. Avisure mama

Thành phần: Sắt (III) polymaltose 150mg; Nano canxi HA 100mg; Vitamin C 60mg; Kẽm sulfate 37mg; Magie oxide 35mg; Niacin (vitamin B3) 18mg; Vitamin E 10IU; Pantothenic acid 6mg; Mangan sulfate 2.7mg; Đồng sulfate 2.5mg; Vitamin B6 2mg; Riboflavin (vitamin B2) 2mg; Thiamin mononitrat (vitamin B1) 1.5mg; Quatrefolic® 926mcg (Folic Acid 500mcg); Vitamin A 2000IU; Kali iodide 274mcg; Vitamin K2 70mcg; Selen 55mcg; Biotin 30mcg; Vitamin D 200IU; Vitamin B12 3mcg. Phụ liệu: chất nhũ hóa – lecithin, dầu nành; gelatin vỏ nang vừa đủ 1 viên.

5.5. Promum New

Thành phần:

+ Fish oil: 600mg (tương đương DHA 72mg, EPA 108mg); Tảo xoắn: 100mg (Calcium hydro phosphat (CaHPO4) 100mg); Fe Fumarate: 80mg; Betaglucan: 50mg; Inulin: 50mg; Chiết xuất cúc tím: 50mg; Magnesium oxide (MgO): 30mg; Vitamin C: 25mg; Chiết xuất quả óc chó: 20mg; Zinc Oxide (ZnO): 16mg; Vitamin PP/B3: 15mg; Đạm men bia thủy phân: 15mg; Taurine: 10mg; D-Calcium Pantothanacto (Vitamin B5): 6mg; CuSO4.H2O: 4mg; Vitamin B1: 2mg; Vitamin B2: 2mg; Vitamin B6 (Hydro Cloride): 2mg; Vitamin E: 10UI; Acid Folic(Vitamin B9): 1000mcg; Vitamin A: 2000UI; Vitamin H(Biotin): 0,15mg; Potassinum iodine (KI): 0,14mg; Vitamin B12: 0.01mg; Vitamin D3: 400UI; Vitamin K1: 0.07mg; Selenium yeast: 0.03mg.

+ Thành phần khác: dầu cọ, sáp ong chúa, dầu đậu nành vừa đủ 01 viên.

6.THĂM KHÁM Ở ĐÂU UY TÍN VÀ ĐÁNG TIN CẬY

Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn với đội ngũ Bác sỹ chuyên môn giỏi, đội ngũ kĩ thuật viện nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại , là địa chỉ đáng tin cậy được người dân trên địa bàn Nghệ An lựa chọn.

Khi Bạn có bất kỳ nhu cầu thăm khám nào, bạn có thể đến Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn để thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, phương pháp chữa bệnh hiện đại, cơ sở vật chất và điều kiện thăm khám đạt tiêu chuẩn, mức chi phí hợp lý,…

 

One thought on “THIẾU MÁU NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH KHÁM