Bệnh lý đái tháo đường thai kỳ

1. Đái tháo đường thai kỳ.

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết bất thường (có rối loạn dung nạp chất đường) sau khi cho uống đường glucose. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện, sẽ biến mất sau 6 tuần sau sinh.

ĐTĐ thai kỳ thường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng ĐTĐ typ 1, typ 2 trước đó.

Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con.

Vì vậy, khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con trong suốt thai kỳ.

2. Những ai có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ?.

Đa phần những yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ có thể kiểm soát được. Nếu dự định có thai, chúng ta nên điều chỉnh lại lối sống và dinh dưỡng để làm giảm các yếu tố nguy cơ này. Và vì khi bị đái tháo đường thai kỳ, bạn vẫn có thể sinh được một em bé khỏe mạnh.

Một số yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ là:

   + Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ ở những lần mang thai trước.

   + Tiền căn sẩy thai liên tiếp hoặc thai chết trong tử cung không rõ nguyên nhân.

   + Nhiễm độc thai ở lần mang thai trước.

   + Sản phụ uống nhiều, tiểu nhiều, nước tiểu có đường, bị nhiễm nấm tái phát nhiều lần.

   + Béo phì: với chỉ số khối cơ thể BMI lớn hơn 30, giảm 20% cân nặng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh

   + Trong gia đình có người thân bị đái tháo đường typ 2.

   + Người mẹ mang thai lớn tuổi (hơn 35 tuổi), nước ối nhiều, thai to.

   + Người mẹ mang thai từng sinh con to (hơn 4kg).

   + Mẹ bị tăng huyết áp.

   + Tăng cholesterol.

   + Hút thuốc lá.

   + Ít vận động thể lực

   + Chế độ ăn không lành mạnh.

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ?.

Tiêu chuẩn chuẩn đoán tiểu đường thai kỳ thông qua kết quả nghiệm pháp dung nạp glucose (Theo hướng dẫn 2012 của hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ).

Bệnh nhân được nhịn đói và rút máu đo đường huyết tương. Sau đó bệnh nhân được cho uống 75g glucose. Đo lại đường huyết tương sau khi uống 1 giờ và 2 giờ.

Xét nghiệm dung nạp Glucose phải được thực hiện vào buổi sáng sau khi nhịn đói qua đêm của ít nhất 8 giờ.

 Việc chuẩn đoán của đái tháo đường thai kỳ được thiết lập khi có 1 trong 3 chỉ số cao hơn giới hạn:

  + Đường huyết khi đói:  ≥ 92 mg/dL (≥ 5,1 mmol/l)

  + Đường huyết sau ăn 1h:  ≥ 180 mg/dL (≥ 10,0 mmol/l)

  + Đường huyết sau ăn 2h: ≥ 153 mg/dL (≥ 8,5 mmol/l)

Cả 2 lần kiểm tra của bạn đều có kết quả lượng đường sau ăn 1h cao hơn giới hạn cho phép. Điều này có nghĩa bạn đã mắc tiểu đường thai kỳ.

4. Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng cao sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của cả thai phụ và con trong bụng.

4.1. Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ:

   + Tăng nguy cơ xảy ra tiền sản giật – sản giật.

   + Dễ xảy ra nhiễm trùng, viêm thận, viêm bể thận và băng huyết sau sinh.

   + Đa số thai to, đa ối, con sinh ra cân nặng trên 4kg, dễ gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ, lúc sinh dễ gây ra sang chấn.

   + Tỷ lệ mổ lấy thai cao hơn và nguy cơ xảy ra rủi ro do phẫu thuật cũng tăng.

   + Mẹ ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều (nước tiểu có đường), nguy cơ bị nấm candida tái phát nhiều lần.

   + Tăng khả năng bị sảy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân.

4.2. Tác hại của tiểu đường khi mang thai đối với thai nhi:

   + Tăng nguy cơ dị dạng thai, dị tật bẩm sinh về thần kinh, cơ,…

   + Thai to khi sinh ra dễ bị gãy xương, sang chấn khi sinh và mổ lấy thai.

   + Tăng tỷ lệ tử vong ở thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời.

   + Tăng nguy cơ sinh con, suy hô hấp và tử vong khi sinh.

   + Em bé sinh ra dễ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi máu, vàng da sau sinh, nguy cơ đái tháo đường do di truyền.

5. Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ hợp lý?

5.1. Sắp xếp lịch trình khám thai hợp lý và khoa học.

   + Thường xuyên thăm khám và tư vấn bác sỹ chuyên khoa.

   + Thường xuyên siêu âm theo các mốc khám thai mà bác sỹ chuyên khoa đã định và lên lịch giúp mình.

   + Theo dõi đường huyết khi đói và sau ăn 2 giờ thường xuyên và chặt chẽ.

5.2. Duy trì cân nặng lý tưởng trước khi mang thai.

Khi quyết định có em bé, bạn hãy cố gắng duy trì cân nặng ở mức lý tưởng. Thừa cân không phải là nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ, nhưng đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu của căn bệnh này.

5.3. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ làm giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Cải thiện sức khỏe của thai phụ trong những ngày bầu bí mệt mỏi. Thức ăn nên giàu canxi (sữa), chất sắt (thịt), acid folic (rau xanh, quả có màu vàng).

Hãy cố gắng cân bằng lượng đường bột và các nhóm chất còn lại để chỉ số đường huyết không tăng quá cao sau khi ăn.

5.4. Tăng cường vận động hợp lý

Đường huyết có khuynh hướng cao nhất sau bữa ăn sáng cho nên sau ăn sáng sản phụ nên đi bộ tốc độ nhanh trong vòng 20 phút hoặc bơi lội trong vòng 30 phút sẽ giúp bạn ngừa được đường huyết tăng cao. Bác sĩ dinh dưỡng sẽ giúp bạn thành lập thực đơn thích hợp dựa vào cân nặng, giai đoạn mang thai và thói quen ăn uống.

Tập thể dục nhẹ nhàng là điều cần thiết:

   + Giúp giảm stress

   + Cải thiện sức khỏe và sức kéo dai

   +  Kiểm soát cân nặng

   + Giúp hồi phục cơ thể sau sinh

5.5. Dùng insilin.

Nếu chế độ ăn kiêng và tập thể dục nhẹ nhàng không kiểm soát được tốt đường huyết thì phải điều trị bằng insulin dưới sự chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa.

6.Làm thế nào để biết bạn có thể bị đái tháo đường thai kỳ?

Muốn biết mình có bị đái tháo đường khi mang thai hay không, nhất là các thai phụ có nguy cơ cao, các bạn nên tham gia thực hiện chương trình Tầm soát đái tháo đường trong thai kỳ tại bệnh viện hay phòng khám có uy tín và đáng tin cậy. Dưới sự chỉ dẫn của các Bác sỹ, bạn sẽ có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để phòng tránh được bệnh lý này và chăm sóc sức khỏe cho mình và thai nhi đượ tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH KHÁM