Điều trị đái tháo đường

CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

  1. Đái tháo đường typ 1:
  • Sử dụng insulin là bắt buộc.
  • Điều quan trọng là tìm được liều insulin thích hợp với bệnh nhân để đưa được mức đường huyết trở về bình thường.
  • Số lần tiêm insulin cho người trẻ có mức hoạt động thể lực cao là 3-4 lần/ ngày còn với người cao tuổi chỉ 2 lần, thậm chí 1 lần/ ngày.
  • Cần duy trì chế độ ăn cung cấp mức calo như bình thường phối hợp với dùng thuốc.
  1. Đái tháo đường typ 2:
  • Sử dụng thuốc vẫn là vấn đề quan trọng.
  • Ngoài các thuốc uống điều trị ĐTĐ typ 2, một tỉ lệ nhất định bệnh nhân phải sử dụng insulin tiêm để kiểm soát đường huyết.
  • Hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc và tiêm insulin đúng cách để hạn chế tác dụng không mong muốn khi xảy ra là một trong những lĩnh vực quan trọng cần lưu ý.
  • Ngoài việc sử dụng thuốc, chế độ ăn uống luyện tập đóng vai trò quan trọng trong điều trị ĐTĐ 2. Theo dõi và thường xuyên giáo dục bệnh nhân tuân thủ chế độ điều trị không dùng thuốc (kiến thức chế độ dinh dưỡng và vận động thể lực) sẽ giúp bệnh nhân đảm bảo được sự kiểm soát tốt đường huyết và đạt được mục tiêu điều trị.
  • Biến chứng của bệnh ĐTĐ typ 2 cũng là một vấn đề đáng lưu ý bởi đây chính là hậu quả của việc kiểm soát điều trị không tốt và là nguyên nhân khiến cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ĐTĐ bị giảm sút nghiêm trọng và biến họ thành gánh nặng cho xã hội nói chung và ngành y tế nói riêng.
  • Biến chứng cấp tính của ĐTĐ typ 2 gồm có nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, nhiễm toan lactic và hạ đường huyết.
  • Biến chứng mạn tính bao gồm biến chứng mạch máu nhỏ (bệnh lý võng mạc, thận, tổn thương dây thần kinh ngoại biên) và đặc biệt nghiêm trọng là các biến chứng mạch máu lớn – nguyên nhân chính gây tử vong (biến chứng ở động mạch vành, mạch ngoại biên và mạch não… gây tăng huyết áp, vữa xơ mạch dẫn đến hẹp và tắc mạch, gây nên tình trạng vữa xơ động mạch cảnh, tắc mạch chi gây hoại tử, nhồi máu cơ tim do hẹp tắc mạch vành, bệnh lý cơ tim

MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

  1. Đái tháo đường typ 1:
  • Kiểm soát glucose máu tốt và tránh nhiễm toan ceton.
  • Ổn định thể trọng (giữ mức bình thường).
  • Tránh phát triển biến chứng thoái hóa (hạn chế biến chứng cấp và mạn tính).
  • Tránh tai biến do điều trị (teo mô mỡ, hạ glucose máu).
  1. Đái tháo đường typ 2:
  • Kiểm soát glucose máu tốt.
  • Kiểm soát tốt chế độ ăn và vận động thể lực, giảm cân (nếu béo phì).
  • Điều trị tốt các yếu tố nguy cơ phối hợp (THA, rối loạn lipid máu) và biến chứng (đặc biệt là nhiễm trùng).
  • ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Do đó trong điều trị ĐTĐ ngoài mục tiêu quan trọng là kiểm soát glucose máu còn phải chú ý điều chỉnh lipid máu, quản lý số đo huyết áp, chỉ số khối cơ thể (BMI), làm chậm xuất hiện các biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT

  • Lý tưởng nhất trong điều trị là đưa được mức glucose máu trở lại bình thường. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đạt được.
  • Việc kiểm soát mức glucose máu nghiêm ngặt quá có thể dẫn tới các cơn hạ huyết nhiều hơn.
  • VÌ VẬY: đích điều trị thường được khuyên: đạt được và duy trì glucose máu ở mức bình thường hoặc gần nhất với mức bình thường mà bảo đảm được an toàn và kết hợp với thay đổi lối sống.
  • Khi đưa ra đích điều trị, cần tính đến các yếu tố sau: tuổi bệnh nhân, mức hoạt động, trình độ văn hóa và hiểu biết, khả năng tuân thủ, bệnh mắc kèm, khả năng phát hiện ra hạ đường huyết, thời gian mắc bệnh, đã từng có biến chứng nghiêm trọng hay chưa.
  • Đích cho mức glucose máu trước khi ăn là: 4 – 7 mmol/L, sau ăn là < 10 mmol/L đối với hầu hết các bệnh nhân không có dấu hiệu hạ đường huyết.
  • Một số trường hợp đặc biệt như ĐTĐ ở phụ nữ có thai, đích glucose máu sau ăn phải được giám sát chặt chẽ hơn.
  • Những người có nguy cơ biến chứng mạch máu lớn cần có đích glucose máu thấp hơn nếu đích đó không gây nguy cơ hạ đường huyết.
  • Ngoài chỉ số glucose máu. HbA1c cũng là căn cứ của việc kiểm soátđường huyết. Liên đoàn ĐTĐ quốc tế (IDF 2005) đưa ra mục tiêu cần đạt được là HbA1c <6,5% hoặc duy trì lâu dài thì HbA1c khoảng 7,0% là phù hợp (nếu có chế độ điều trị tích cực nhất).
  • Do vậy, hiệp hội đái tháo đường Hoa Kì (ADA 2009) đưa ra mục tiêu kiểm soát HbA1c thực tiễn hơn là dưới 7,0%. Nếu HbA1c của bệnh nhân ≥7,0%, cần thay đổi chế độ điều trị để đưa HbA1c về dưới 7,0%.

KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP

  • Tăng huyết áp (THA) thường đi kèm ĐTĐ typ 2. Điều này làm tăng biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ, tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Do đó kiểm soát huyết áp là điều bắt buộc.
  • Hiện nay các hướng dẫn điều trị đều khuyến cáo đích huyết áp cần đạt được cho bệnh nhân đái tháo đường là < 130/80 mmHg.
  • Thuốc nên chọn là:

          + Ức chế men chuyển (AEC inhibitors).

          + Ức chế thụ thể AT1 (Nếu bệnh nhân không dung nạp thuốc ức chế men chuyển).

  • Có thể sử dụng 2 thuốc huyết áp nêu trên đến mức liều tối đa dung nạp.
  • Nếu như một trong hai nhóm trên không đạt hiệu quả, có thể phối hợp thêm nhóm chẹn beta giao cảm, chẹn kênh calci tác dụng dài, chẹn beta giao cảm.
  • Những trường hợp bệnh trầm trọng có thể cần hơn 3 thuốc để kiểm soát huyết áp.
  • Ở bệnh nhân trẻ mắc ĐTĐ, THA thường là hậu quả của suy thận, vì vậy nếu ĐTĐ ở bệnh nhân suy thận thì đích huyết áp còn thấp hơn: < 125/75.

ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ

  • Béo phì là một yếu tố nguy cơ phát sinh ĐTĐ typ 2.
  • Bằng chứng cho thấy cứ quá mỗi kg thể trọng thì nguy cơ ĐTĐ tăng 4,5% .
  • Được coi là béo phì khi chỉ số khối cơ thể (BMI kg/m2) > 25 (Tiêu chuẩn châu Á)

  • Điều trị béo phì được bắt đầu bằng chế độ ăn hạn chế calo, tập thể dục. Phải dùng thuốc, thậm chí can thiệp phẫu thuật khi thay đổi lối sống không có hiệu quả.
  • Hiện tại có 2 thuốc được chấp nhận là:

         + Orlistat

         + Sibutramin

  • Orlistat được chỉ định cho người quá cân cùng chế độ ăn kiêng hạn chế calo. Nếu sau 12 tuần kể từ khi bắt đầu điều trị mà không giảm được 5% trọng lượng cơ thể so với lúc bắt đầu thì phải dùng thuốc.
  • Sibutramin được dùng cho bệnh nhân béo phì hoặc quá cân nhưng có nguy cơ cao như có bệnh ĐTĐ và rối loạn lipid máu. Nếu không giảm được 2kg sau 4 tuần hoặc không giảm được 5% thể trọng so với ban đầu sau 3 tháng dùng thuốc thì phải ngừng thuốc. Với bệnh nhân ĐTĐ , sibutramin chỉ được khuyến cáo nếu sự giảm thể trọng giúp giảm được glucose máu hoặc cải thiện chỉ số lipid máu.
  • Nguy cơ ĐTĐ typ 2 là béo bụng.
  • WHR (Waist – Hip Ratio) là chỉ số tính từ số đo chu vi vòng eo chia cho số đo chu vi vòng hông. Đây là chỉ số sử dụng để xác định sự phân bố mỡ trên cơ thể, bổ sung cho khái niệm chỉ số khối cơ thể (BMI) bởi vì BMI chỉ phản ánh mối quan hệ giữa chiều cao và cân nặng.

         + Nếu WHR < 1: Cơ thể được xếp vào dạng hình trái lê tức và vòng eo nhỏ hơn vòng mông,

            mỡ chủ yếu tập trung ở mông và các vùng xung quanh.

         + Nếu WHR > 1: nó thuộc dạng hình trái táo nghĩa là vòng mông < vòng eo, mỡ chủ yếu tập

            trung vào vùng bụng.

  • Ở dạng trái táo cơ thể gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe hơn. WHR khoảng 0,7 cho nữ và 0,9 cho nam được coi là tốt.

Hình: Chỉ số eo – hông

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH KHÁM