Tìm hiểu về bệnh đột quỹ não

 

Đột quỵ não (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) xảy ra khi máu cung cấp cho một phần của não bị gián đoạn hoặc giảm, làm mất đi oxy và chất dinh dưỡng của mô não. Trong vòng vài phút, tế bào não bắt đầu chết đi. Khi bị đột quỵ, bệnh nhân cần phải được cấp cứu và chữa trị kịp thời để giảm thiểu tổn thương não cũng như các biến chứng. Tin tốt là đột quỵ não có thể được phòng ngừa hiệu quả.

Sau khi bị đột quỵ não, bạn có thể gặp các vấn đề như: sa sút trí nhớ, hay quên, giảm hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt. Với tình trạng nặng, người mắc đột quỵ còn có thể bị liệt nửa người, cánh tay hoặc một bên chân, gây khó khăn trong việc đi lại, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

Không dừng lại ở đó, khi trong gia đình có người bị đột quỵ nặng, bắt buộc cần phải có người thân dành thời gian chăm sóc. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người chăm sóc và kinh tế trong gia đình. Do đó, tốt nhất, bạn đừng để đột quỵ xảy ra. Muốn vậy, bạn cần biết về các nguyên nhân gây đột quỵ và chủ động phòng ngừa tình trạng này ngay từ sớm.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây đột quỵ não là gì?

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gặp phải đột quỵ não như:

Huyết áp cao: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ. Nếu huyết áp của bạn thường ở mức 140/90 mmHg hoặc cao hơn, bạn nên đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị ngay.

Thuốc lá: Hút thuốc làm tăng khả năng mắc đột quỵ của bạn. Nicotine trong thuốc lá góp phần làm tăng huyết áp, đồng thời khói thuốc cũng gây tích tụ mỡ ở động mạch cổ. Điều này khiến máu đặc hơn và dễ hình thành cục máu đông.

Bệnh tim: Người mắc các bệnh về tim như khiếm khuyết van tim, rung tâm nhĩ hoặc nhịp tim không đều chiếm 1/4 các trường hợp đột quỵ ở người cao tuổi. Bạn cũng có thể bị tắc động mạch do chất béo tích tụ.

Đái tháo đường: Những người bị bệnh này thường có huyết áp cao và cũng có khả năng thừa cân. Cả hai vấn đề trên đều làm tăng nguy cơ đột quỵ não. Bên cạnh đó, bệnh đái tháo đường làm tổn thương các mạch máu, khiến đột quỵ dễ xảy ra hơn.

Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có thể bị đột quỵ, ngay cả trẻ sơ sinh. Nguy cơ này càng tăng khi bạn lớn tuổi.

Thừa cân: Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên nếu bạn thừa cân.

Thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não như thuốc làm loãng máu, liệu pháp hormone, thuốc ngừa thai…

Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình bạn có người bị đột quỵ não, bạn cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Ở một số trường hợp, đột quỵ có thể xảy ra do rối loạn gen ngăn chặn máu đến não.

Giới tính: Phụ nữ ít bị đột quỵ hơn nam giới cùng độ tuổi, nhưng lại hay bị đột quỵ ở độ tuổi muộn hơn, khiến họ ít có khả năng hồi phục và nhiều khả năng tử vong.

Dấu hiệu và triệu chứng

Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của đột quỵ não là gì?

 

Theo dõi các dấu hiệu đột quỵ nếu bạn nghĩ rằng mình hoặc người khác sắp bị đột quỵ. Chú ý thời điểm các dấu hiệu này bắt đầu. Việc phát hiện chậm trễ dấu hiệu đột quỵ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị và có thể dẫn đến tử vong. Các dấu hiệu đó bao gồm:

  • Gặp khó khăn khi nói và hiểu lời người khác: Khi bị đột quỵ, bạn có thể gặp khó khăn khi nói hoặc hiểu lời nói của người khác.
  • Tê liệt ở mặt, cánh tay hoặc chân: Bạn có thể bị yếu hoặc tê liệt đột ngột ở mặt, cánh tay hoặc chân. Điều này thường xảy ra ở một bên cơ thể. Hãy cố gắng giơ cả hai tay lên đầu cùng lúc. Nếu một cánh tay bắt đầu buông thõng xuống, đó có thể là triệu chứng của đột quỵ não. Ngoài ra, một bên miệng của bạn có khả năng bị xệ xuống khi bạn mỉm cười.
  • Gặp vấn đề về thị lực ở một hoặc cả hai mắt: Một hoặc cả hai mắt của bạn có thể đột ngột bị mờ hoặc nhìn đôi (song thị).
  • Đau đầu: Đau đầu đột ngột dữ dội, kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc thay đổi ý thức, có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị đột quỵ.
  • Khó khăn khi đi lại: Bạn có thể bị vấp ngã hoặc chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng hay mất sự phối hợp của cơ thể.

Hãy gọi cấp cứu ngay khi bạn thấy ai đó có những dấu hiệu đột quỵ não.

Sơ cứu và điều trị

Làm thế nào để sơ cứu người bị đột quỵ não?

Nếu nghi ngờ một người bị đột quỵ, bạn cần gọi cấp cứu ngay. Trong lúc chờ xe cấp cứu đến, bạn nên thực hiện những bước sau để sơ cứu đột quỵ cho bệnh nhân:

  • Đặt người bị đột quỵ nằm ở nơi an toàn, thoải mái, nằm nghiêng một bên, đầu hơi nâng cao.
  • Kiểm tra xem họ có đang thở không. Nếu không, bạn hãy thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) cho bệnh nhân. Nếu họ khó thở, hãy nới lỏng hoặc cởi bớt quần áo không cần thiết như cà vạt hay khăn quàng cổ.
  • Trò chuyện và trấn an bệnh nhân.
  • Đắp chăn cho họ để giúp giữ ấm.
  • Không cho họ ăn hay uống bất cứ thứ gì.
  • Nếu người bệnh có biểu hiện yếu chi, bạn không được di chuyển họ.
  • Quan sát cẩn thận bất cứ sự thay đổi nào của bệnh nhân và nói lại những triệu chứng đột quỵ của người bệnh cho nhân viên y tế, ví dụ như bị ngã hoặc đập vào đầu.

 

Phương pháp điều trị đột quỵ như thế nào?

Sau khi tiến hành hội chẩn, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân đột quỵ não dựa trên từng loại cụ thể.

Điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Đối với đột quỵ do thiếu máu não cục bộ, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp sau để điều trị cho bệnh nhân:

Thuốc điều trị đột quỵ não

Khi đến bệnh viện, một số thuốc điều trị đột quỵ khẩn cấp sẽ được tiêm đường tĩnh mạch vào máu bệnh nhân với hy vọng phục hồi lưu lượng máu đến não bằng cách làm tan cục máu đông. Các thuốc này phải được tiêm cho bệnh nhân trong vòng 4,5 tiếng khi triệu chứng đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Thuốc điều trị đột quỵ khẩn cấp không chỉ tăng khả năng sống sót mà còn giúp bệnh nhân ngăn ngừa được các biến chứng có thể xảy ra.

Sau đó, bác sĩ có thể kê toa thuốc uống để làm loãng máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu não và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ tái phát. Trong đó, aspirin và statin đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ đột quỵ não trong tương lai.

Ngày nay, nhiều loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên cũng được lựa chọn để phòng ngừa và làm giảm di chứng sau đột quỵ, trong đó phải kể đến các sản phẩm chiết xuất từ Ginkgo biloba, hay còn gọi là cây bạch quả. Ginkgo biloba từ lâu đã được biết đến với khả năng thúc đẩy lưu thông máu, giúp tăng tuần hoàn máu não và bảo vệ cơ thể trước những tổn thương thần kinh. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã chứng minh được lợi ích của chiết xuất bạch quả đối với những bệnh nhân đã trải qua cơn đột quỵ do thiếu máu não cục bộ trước đó.

Tuy nhiên, sinh khả dụng của các loại thuốc chiết xuất từ dược liệu thường không cao do kích thước phân tử lớn, khó hấp thu vào máu. Vì vậy, một số nhà sản xuất đã kết hợp thêm các công nghệ tiên tiến để giúp thuốc dễ hấp thu hơn, trong đó có thể kể đến công nghệ Phytosome đến từ Ý. Công nghệ Phytosome với lớp phosphatidylcholine giúp hoạt chất hòa tan được trong cả pha nước lẫn pha dầu giúp các phân tử Ginkgo biloba dễ dàng qua được màng bao giàu lipid của ruột non để vào máu. Nhờ đó, Ginkgo biloba Phytosome có thể hấp thu vào máu tốt hơn gấp 3 lần so với dạng thông thường, từ đó giúp tăng cường hiệu quả của thuốc.

Ginkgo biloba Phytosome chứa chiết xuất Ginkgo biloba và phosphatidylcholine được sản xuất theo công nghệ phytosome giúp thuốc hấp thu tốt, hiệu quả cao. Ginkgo biloba Phytosome thích hợp cho người:

  • Suy tuần hoàn não và các biểu hiện chức năng: chóng mặt, nhức đầu, giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức, rối loạn vận động.
  • Di chứng tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não.
  • Hội chứng Raynaud, tê lạnh và tím tái đầu chi.
  • Phòng ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer.

 

Đặt ống thông (catheter)

Nếu thuốc không làm tan được cục máu đông, bác sĩ có thể sử dụng ống thông để tiếp cận cục máu đông và loại bỏ chúng. Ống thông được luồn qua các mạch máu và hướng về khu vực có cục máu đông. Việc làm này có thể được thực hiện tới 24 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể truyền thuốc qua các ống thông này để giúp loại bỏ cục máu đông lớn.

Phẫu thuật mở sọ (craniotomy)

Một cơn đột quỵ nặng có thể dẫn đến sưng nghiêm trọng trong não và cần phải phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật mở sọ giúp giảm áp lực bên trong sọ trước khi tình trạng này trở nên nguy hiểm và gây tổn thương đến não.

Một số phương pháp khác cũng có thể được sử dụng như: Cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh hoặc đặt stent động mạch.

Điều trị đột quỵ do xuất huyết

Đột quỵ não do xuất huyết xảy ra khi phình động mạch não bùng phát hoặc rò rỉ mạch máu yếu. Dạng đột quỵ này khiến máu chảy vào não, gây sưng và làm tăng áp suất trong não. Để điều trị, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp sau:

Phẫu thuật

Để thực hiện phương pháp này, mạch máu bất thường phải ở vị trí mà bác sĩ phẫu thuật có thể xử lý được. Nếu bác sĩ phẫu thuật có thể tiếp cận động mạch bị ảnh hưởng, họ sẽ loại bỏ nó hoàn toàn, làm giảm nguy cơ vỡ trong tương lai.

Thuyên tắc nội mạc

Sau khi luồn một sợi dây mỏng và ống thông qua các mạch máu tới khu vực phình động mạch, bác sĩ sẽ thả một cuộn dây bạch kim mềm kích thước bằng sợi tóc vào. Cuộn dây này tạo ra một mạng lưới ngăn máu chảy vào động mạch. Điều này giữ nó khỏi chảy máu hoặc tái xuất hiện.

Thắt túi phòng

Một lựa chọn điều trị khác là thắt túi phình bằng cách phẫu thuật đặt một kẹp nhỏ ở đáy túi phình để ngăn dòng máu đến đây. Kẹp này giúp giữ cho túi phình không bị vỡ, đồng thời có thể giúp các túi phình đã xuất huyết không chảy máu trở lại

Cách phòng ngừa

Phòng ngừa đột quỵ não dễ hay khó?

Phòng ngừa đột quỵ não ngay từ sớm là cách tốt nhất để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Dưới đây là những cách giúp bạn chủ động phòng tránh đột quỵ:

Kiểm soát huyết áp

Bạn cần duy trì mức huyết áp lý tưởng là dưới 135/85 mmHg. Theo đó, bạn hãy giảm muối trong chế độ ăn uống hằng ngày, không ăn quá 1,5g mỗi ngày (khoảng 1/2 thìa cà phê), tránh các loại thực phẩm giàu cholesterol như bánh mì kẹp thịt, pho mát và kem; nên ăn từ 4 – 5 phần rau và trái cây mỗi ngày, 2 – 3 phần cá một tuần và tiêu thụ thêm ngũ cốc nguyên hạt cũng như sữa ít chất béo. Nếu cần, dùng thuốc trị tăng huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

Giảm cân

Duy trì mức BMI lý tưởng là 25 hoặc thấp hơn sẽ giúp phòng ngừa đột quỵ não hiệu quả. Bạn không nên tiêu thụ quá 1.500 – 2.000 calorie mỗi ngày (tùy thuộc vào mức độ hoạt động và chỉ số BMI của bạn), đồng thời cần tăng cường vận động thể chất như đi bộ, chơi golf hoặc tennis đều đặn.

Tập thể dục nhiều hơn

Bạn nên tập thể dục ở cường độ vừa phải ít nhất 5 ngày/tuần. Đi dạo quanh khu phố sau bữa tối, tham gia một câu lạc bộ thể dục với bạn bè, đi thang bộ thay vì thang máy là những cách hiệu quả giúp ngăn ngừa đột quỵ. Nếu bạn không có 30 phút liên tiếp để tập thể dục, hãy chia nhỏ ra thành 10 – 15 phút/lần và 2 – 3 lần/ngày.

Hạn chế uống bia, rượu

Mỗi ngày, không uống nhiều hơn một ly rượu và nên uống rượu vang đỏ vì nó chứa resveratrol, giúp bảo vệ tim và não.

Kiểm soát bệnh đái tháo đường

Giữ lượng đường huyết ổn định để kiểm soát bệnh đái tháo đường là một cách phòng ngừa đột quỵ não. Bạn hãy theo dõi đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời áp dụng chế độ ăn uống, tập thể dục và dùng thuốc để giữ đường huyết trong phạm vi cho phép.

Bỏ thuốc lá

Nếu khó bỏ thuốc lá, bạn hãy nhờ bác sĩ tư vấn để chọn ra cách thích hợp nhất với mình. Sử dụng các sản phẩm giúp cai thuốc lá như viên ngậm nicotine, miếng dán…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH KHÁM