Bệnh lý không dung nạp Lactose – Thiếu men Lactose

BỆNH LÝ KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE – THIẾU MEN LACTOSE

Lactose là loại đường chính có trong sữa và các chế phẩm làm từ sữa.

Trong ruột non, Enzym Lactose là một hợp chất được sinh ra ở ruột non giúp phân hóa đường lactose thành hai loại đường khác nhau là đường glucose và đường galactose có ích cho cơ thể.

Khi trẻ không dung nạp đường lactose thì hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bị kém đi đồng thời gây ra hàng loạt các hệ lụy không tốt cho sức khỏe về sau.

Các bà mẹ rất lo lắng vì cứ sau mỗi lần cho con uống sữa, ăn sữa bột hay các sản phẩm từ sữa, trẻ lại đi ngoài phân lỏng, phân sống, phân lợn cợn, nôn trớ, đầy bụng.

Ngay lúc này đây các bà mẹ cũng không phải lo lắng đâu nhé! Hãy cùng bệnh viện đa khoa Bảo Sơn tìm hiểu lý do và cách điều trị qua bài viết sau đây nhé!

Tình trạng trẻ không đủ lactose được gọi là tình trạng “Bất dung nạp đường lactose”. Khi cơ thể không đủ enzym lactose, đường lactose không thể phân hủy ngay tại ruột non và được chuyển xuống ruột già. Tại ruột già, vi khuẩn tại ruột già phân hủy lactose thành khí và chất lỏng từ đó gây tiêu chảy và đầy hơi.

Triệu chứng khi trẻ mắc chứng “Bất dung nạp đường lactose” xuất hiện ngay sau khi uống sữa hoặc sản phẩm từ sữa tầm 30 phút đến 2 tiếng và những hệ lụy sau đó:

  + Đau dạ dày.

  + Trẻ thường xuyên bị chuột rút.

  + Bụng chướng, đầy hơi.

  + Buồn nôn; thỉnh thoảng ói mửa.

  + Trẻ có thể bị tiêu chảy.

  + Trẻ chậm phát triển.

  + Phân của trẻ có tính acid (phân có mùi chua); gây hăm tả kéo dài.

  + Trẻ khó chịu, quấy khóc, khó ngủ.

Có 4 nguyên nhân gây ra chứng “Bất dung nạp đường lactose”.

Nguyên nhân 1: Bất dung nạp đường lactose nguyên phát.

Ban đầu cơ thể sản xuất đầy đủ enzyme lactase để tiêu hóa đường lactose, lượng enzym lactase cơ thể sản xuất ngày càng ít đi theo thời gian tuy nhiên vẫn đủ để tiêu hóa lượng đường lactose khi cần thiết.

Ở những người mắc bất dung nạp lactose nguyên phát, thường là người trưởng thành, enzyme lactase sụt giảm mạnh dẫn đến không đủ để tiêu hóa đường lactose. Các sữa và sản phẩm từ sữa trở nên khó tiêu.

Ngoài ra còn hay gặp ở trẻ sinh non (< 34 tuần thai), do enzym này sản xuất rất muộn, ở những tháng cuối thai kỳ.

Nguyên nhân 2: Bất dung nạp đường lactose thứ phát.

Do các tổn thương niêm mạc ruột non làm giảm khả năng tiết lactase. Gặp sau các đợt tấn công của vi khuẩn đường ruột gây viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng ruột, bệnh Celiac, tiêu chảy kéo dài do Rotavirus, bệnh Cohn… Hoặc sau các phẫu thuật ruột, hóa trị liệu,…

Nguyên nhân 3: Thiếu hụt men lactase.

Nguyên nhân này thường xảy ra ở những bé sinh non, sinh thiếu tháng không đủ men lactase. Thông thường lượng men lactase sẽ phát triển mạnh trong 3 tháng cuối thai kỳ. Khi trẻ sinh thiếu tháng, hệ tiêu hóa có thể phát triển không ổn định.

Nguyên nhân 4: Bất dung nạp đường lactose bẩm sinh.

Tình trạng này vô cùng hiếm gặp, biểu hiện ngay sau sinh do các rối loạn nhiễm sắc thể, làm mất khả năng tiết lactase.

Cách điều trị khi trẻ bị mắc chứng “Bất dung nạp đường lactose”.

Việc đầu tiên mà chúng ta phải làm chính là dừng việc cho bé uống sữa hay các sản phẩm từ sữa như: phô mai, bánh sữa, sữa chứa lactose… Thay vào đó là sử dụng các sản phẩm sữa không chứa lactose.

Bên cạnh đó, do trẻ thiếu hụt men Lactose nên trẻ thường bị suy dinh dưỡng hay trẻ có các dấu hiệu của việc kém hấp thu dinh dưỡng và dưỡng chất như: Thiếu sắt, thiếu vitamin D, thiếu canxi, chậm phát triển… Nên chúng ta phải chú trong việc bổ sung dưỡng chất vào chế độ ăn và dinh dưỡng của trẻ hằng ngày.

Và một phương pháp điều trị nữa là chính là bổ sung enzym lactose bằng các sản phẩm dược phẩm như: lacteol fort 340mg, Enzym gole 6+, Enzym lactase, 6 enzym…

Những thực phẩm mà trẻ “Bất dung nạp đường lactose” nên ăn.

  + Sữa đậu nành.

  + Sữa bột không chứa Lactose.

  + Sữa chua.

  + Phô mai cứng.

  + Sữa gạo, sữa hạnh nhân.

  + Sữa yến mạch, yến mạch, dừa, hạt phỉ, khoai tây, hạt hạnh nhân.

  + Các loại đậu: Đậu nành, đậu phụ, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen.

  + Rau cải xanh: cải bắp, bông cải xanh, đậu bắp.

  + Bánh tăng canxi.

  + Cá hồi, cá mòi.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH KHÁM