Cảm cúm và cảm lạnh khác nhau như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Cảm cúm và cảm lạnh là hai căn bệnh rất dễ bị nhầm lẫn bởi chúng đều có các biểu hiện tương tự nhau. Tuy nhiên, đây lại là hai bệnh khác nhau hoàn toàn về nguyên nhân, cách điều trị. Bên cạnh đó, cảm cúm cũng thường có các biểu nặng hơn và khó khắc phục hơn.

Nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh và cảm cúm

Bệnh cảm lạnh là một loại nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus gây ra. Nghiên cứu cho thấy hơn 200 loại virus khác nhau có thể dẫn đến bệnh lý này, trong đó loại hay gặp nhất là rhinovirus. Sau khi xâm nhập được vào cơ thể, virus gây cảm lạnh cần phải có một giai đoạn ủ bệnh thì mới có thể gây ra các triệu chứng.

Mỗi loại virus gây cảm lạnh lại có thời gian ủ bệnh khác nhau, đáng chú ý, chúng ta có thể bị nhiều loại virus tấn công cùng một lúc. Trong trường hợp này, có thể người bệnh sẽ phải “chờ” cho đến lúc hệ miễn dịch tiêu diệt sạch lần lượt từng loại virus.

Bệnh cảm lạnh là một loại nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus gây ra

Bệnh cảm cúm là bệnh thường xuất hiện trên loài chim và động vật có vú do virus cúm dạng RNA từ đó lây cho con người. Virus cúm có ba loại cơ bản là A, B và C. Loại A và C gây cúm ờ nhiều động vật, trong khi đó loại B chỉ nhiễm ở con người. Virus loại A gây cúm đặc biệt nghiêm trọng ở người, nó được chia dạng theo kháng thể của huyết thanh như sau:

  • H1N1: Cúm Tây Ban Nha.
  • H2N2: Cúm Á châu.
  • H3N2: Cúm Hong Kong.
  • H5N1: Cúm “gia cầm” trong hai năm 2006-2007.
  • H7N7: Cúm gia cầm và người
  • H1N2: Cúm ở người và heo.
  • H9N2, H7N2, H7N3, H10N7,…

Như vậy có thể thấy, cảm lạnh là bệnh nhiễm trùng còn cảm cúm thì không. Do đó cách điều trị của mỗi bệnh chắc chắn sẽ không giống nhau.

Con đường lây truyền bệnh

Bệnh cảm lạnh có thể khởi phát ở mọi thời điểm trong năm nhưng thường gặp hơn cả là khi thời tiết trở lạnh. Nguyên nhân là do hầu hết các virus phát triển thuận lợi ở độ ẩm thấp. Khi người bệnh đang bị hắt hơi hoặc ho, các phần tử virus sẽ bay qua không khí và lây lan sang những người xung quanh. Thậm chí bạn cũng có thể mắc bệnh này nếu chạm vào bề mặt hoặc vật dụng mà người bệnh đã tiếp xúc và có triệu chứng cảm lạnh trong 2 hoặc 4 ngày đầu sau khi nhiễm virus.

Không giống như cảm lạnh, bệnh cảm cúm thường khởi phát theo mùa. Mùa cảm cúm kéo dài liên tục từ mùa thu đến mùa xuân, đạt đỉnh điểm vào những tháng mùa đông. Virus cúm có thể lây truyền trực tiếp từ động vật sang người và từ người sang người thông qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi… thì dịch mũi họng và các giọt nước bọt mang theo virus bay vào không khí. Người lành nếu hít phải giọt bắn nước bọt có chứa virus cúm trong không khí sẽ bị nhiễm bệnh.

Cảm cúm và cảm lạnh đều có khả năng lây lan nhanh trong không khí

Bên cạnh đó, các giọt dịch chứa virus cúm khi bám lên đồ ăn, vật dụng… cũng có thể lây truyền virus gây bệnh. Đây là nguyên nhân chính khiến cúm rất dễ lây lan nơi đông người. Nếu như không phòng ngừa hiệu quả, bệnh này sẽ có nguy cơ cao bùng phát thành đại dịch.

Như vậy, cảm lạnh chỉ lây từ người sang người. Trong khi đó cảm cúm có thể lây cả từ động vật sang người và người sang người. Tuy nhiên hay bệnh lý này đều có cách thức lây truyền tương tự nhau.

Dấu hiệu nhận biết cảm lạnh và cảm cúm

Triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh khác nhau như thế nào? Cả hai bệnh lý này đều có những biểu hiện tương tự nhau, tuy nhiên vẫn có những dấu hiệu giúp chúng ta có thể phân biệt được.

Dấu hiệu cảm cúm và cảm lạnh
Triệu chứng Cảm lạnh Cúm
Sốt Hiếm gặp Sốt là triệu chứng thường gặp của bệnh cúm, chiếm đến 80% các trường hợp bệnh. Nhiệt độ sốt của người bệnh thường khoảng 100°F hoặc hơn. Triệu chứng này kéo dài 3 đến 4 ngày.
Ho Ho có đờm Ho không đờm, ho khan
Đau nhức Có thể đau nhức nhẹ toàn thân Đau nhức khắp người, gây cảm giác vô cùng khó chịu
Nghẹt mũi Nghẹt mũi thường gặp trong bệnh cảm lạnh và có thể tự hết trong vòng 1 tuần Nghẹt mũi không thường gặp trong cúm.
Ớn lạnh Không thường gặp Thường gặp, theo thống kê có tới 60% bệnh nhân nhiễm cúm có triệu chứng ớn lạnh
Mệt mỏi Nhẹ Từ trung bình đến nặng
Hắt hơi Thường gặp Ít gặp
Triệu chứng xuất hiện đột ngột Triệu chứng của bệnh cảm lạnh thường phát triển trong vài ngày Cúm khởi phát triệu chứng rất nhanh trong vòng 3-6 giờ, bao gồm cả các biểu hiện trầm trọng và đột ngột như sốt cao và đau nhức.
Nhức đầu Không thường gặp Rất thường gặp, 80% trường hợp bệnh gặp triệu chứng nhức đầu.
Đau họng Thường gặp Hiếm gặp
Khó chịu trong ngực Nhẹ đến trung bình Thường trầm trọng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu chỉ quan sát triệu chứng, chúng ta khó mà phân biệt được cảm cúm và cảm lạnh. Tuy nhiên, nhìn chung thì các biểu hiện của bệnh cúm thường kéo dài và đi kèm với sốt, run rẩy và đau cơ. Thay vào đó triệu chứng cảm lạnh thường ngắn hơn và chỉ đi kèm với hiện tượng chảy nước mũi và sốt nhẹ.

Những tiến triển của bệnh

Bệnh cảm lạnh có thể tự khỏi sau 5 đến 7 ngày nếu như người bệnh được chăm sóc tốt. Với bệnh này, người bệnh chỉ cần dùng thuốc cảm thông thường, tăng cường sức khỏe, tăng khả năng phản vệ của cơ thể là có thể tự hồi phục và hết bệnh

Ngược lại, bệnh cảm cúm cần được chữa trị tích cực, nếu không có thể gây biến chứng nguy hiểm như sưng phổi, khô nước trong người bệnh tim, bệnh suyễn, tiểu đường. Đối với cảm cúm ở trẻ em bé còn có nguy cơ bị viêm tai, viêm mũi,….

Xét nghiệm và chẩn đoán cảm lạnh, cảm cúm

Sự khác nhau giữa cảm cúm và cảm lạnh còn thể hiện ở biện pháp chẩn đoán. Cụ thể:

  • Cảm lạnh: Không có bất cứ một xét nghiệm nào được sử dụng để chẩn đoán cảm lạnh. Việc xác định bệnh hoàn toàn dựa trên các triệu chứng lâm sàng của người bệnh.
  • Cảm cúm: Với bệnh cảm cúm, thông thường các bác sĩ có thể chỉ định test cúm nhanh (“rapid influenza” test) để có thể đưa ra chẩn đoán xác định. Xét nghiệm này sẽ có kết quả ngay trong 15-30 phút. Nếu kết quả test nhanh dương tính, kèm một số yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như bạn đang tại vùng dịch hoặc trong mùa dịch, sẽ cần tới những xét nghiệm chuyên sâu hơn để có thể để xác định chính xác loại virus cúm gây bệnh.
Xét nghiệm cúm nhanh sẽ có kết quả sau 15-30 phút

Phòng ngừa bệnh cảm cúm và cảm lạnh

Sự khác nhau giữa cảm cúm và cảm lạnh cũng thể hiện ở biện pháp phòng ngừa. Cụ thể:

Cách phòng ngừa cảm lạnh

Các biện pháp vật lý được xem là phương pháp hiệu quả nhất để có thể ngăn ngừa sự lây lan của virus cảm lạnh. Cụ thể là thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động hợp lý để tăng cường sức đề kháng.

Việc tiêm phòng vacxin cảm lạnh hoàn toàn không mang lại hiệu quả vì có rất nhiều virus có thể gây nên bệnh này. Đặc biệt chúng có thể thay đổi nhanh chóng qua từng năm để thích nghi với sự thay đổi của điều kiện khí hậu, môi trường. Theo các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa, việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cảm lạnh, nhất là với đối tượng trẻ em.

Biện pháp phòng ngừa cảm cúm

Biện pháp đơn giản nhất và hiệu quả nhất để phòng ngừa cảm cúm là chích ngừa vắc xin cúm vào mỗi mùa thu. Trong mỗi loại vắc xin phòng cúm hiện này đều có ba loại siêu vi cảm cúm  đó là siêu vi A (H3N2), một siêu vi A (H1N1), và một siêu vi B. Khoảng 2 tuần lễ sau khi chích ngừa, cơ thể chúng ta sẽ sinh thêm kháng thể để đề kháng việc lây nhiễm virus cúm.

 

Tháng 10 và tháng 11 hàng năm là thời gian tốt nhất để chích ngừa vắc xin cúm tốt nhất. Tuy nhiên bạn có thể tiêm phòng vắc xin này vào tháng 12 và những tháng sau đó.

Cúm là loại virus có đa dạng chủng loại và biến đổi hàng năm. Mỗi năm, Tổ chức Y tế Thế giới lại đưa ra dự báo về chủng cúm mới. Đó là lý do tại sao vắc xin cúm mùa thường được sản xuất dựa trên dự báo đó để phù hợp hơn với các chủng gây bệnh đang lưu hành. Hơn nữa, kháng thể bảo vệ tạo ra nhờ virus cúm chỉ tồn tại trong cơ thể chúng ta một thời gian ngắn dưới 1 năm. Đó là lý do mỗi loại vắc xin cúm mùa chỉ phát huy tác dụng đối với một chủng virus cúm nhất định và nhất định bạn phải tiêm nhắc lại khi có vắc xin ngừa chủng cúm thì mới để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH KHÁM