Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt dành cho bệnh nhân đái tháo đường

 Kiểm soát chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị đái tháo đường typ 2. Khuyến cáo về chế độ ăn đã có rất nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Bệnh viện đa khao Bảo Sơn với cố gắng thiết kế chế độ ăn dành cho người bị đái tháo đường gần với chế độ ăn dành cho người khỏe mạnh để đảm bảo chất lượng sống.

 Lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng của bệnh viện đa khoa Bảo Sơn: Nên lựa chọn thức ăn dựa trên chứng cứ khoa học để duy trì được ý nghĩa “ăn là hưởng thụ hạnh phúc của con người”.

 Nhưng cũng tùy vào thể trạng và bệnh lý đi kèm của mỗi bệnh nhân khác nhau, kinh tế khác nhau, tập quán sinh hoạt khác nhau mà chúng ta có sự lựa chọn và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Vậy nên chúng ta không thể xây dựng mẫu thực đơn riêng cho từng bệnh nhân. Sau đây là chế độ dinh dưỡng luyện tập chung dành cho bệnh nhân đái tháo đường.

1. Chế độ dinh dưỡng

2. Chế độ luyện tập.

 Khoảng 80% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 bị quá cân tại thời điểm chuẩn đoán và được biết có kháng insulin.

 Lời khuyên: giảm cân, tăng tập thể dục và hạn chế lượng calo cung cấp là cần thiết.

 Cân nặng nên được kiểm soát theo chỉ số khối cơ thể (BMI): bảo đảm mức 18 – 22,9 kg/m2 (theo tiêu chuẩn châu Á).

 Tăng cường vận động thể lực của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có thể làm giảm đường huyết, giảm tính kháng insulin và giảm yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

 Việc duy trì luyện tập đều đặn cũng có vai trò quan trọng trong việc giảm trọng lượng cơ thể lâu dài. Bệnh nhân cần phải luyện tập với mức độ trung bình (như đạp xe, chơi thể thao, làm vườn, đi bộ nhanh…) ít nhất 3 ngày mỗi tuần, không được nghỉ tập luyện hai ngày liên tiếp và thời gian luyện tập mỗi tuần không được ít hơn 150 phút. Tập luyện với các hoạt động ở mức độ nặng hơn như chạy. Aerobic, đạp xe lên dốc, bơi nhanh… sẽ làm tăng hiệu quả hơn nữa.

 Nên thiết lập một chế độ tập luyện phù hợp cho từng bệnh nhân tùy thuộc vào tuổi, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và thể trạng. Nếu thực hiện những hoạt động nặng bất thường, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn hoặc liều dùng thuốc để tránh xẩy ra hạ đường huyết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH KHÁM