Cùng tìm hiểu các xét nghiệm đánh giá sức khỏe gan

Ngoài việc thăm khám triệu chứng lâm sàng, bác sĩ còn có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các loại xét nghiệm để đánh giá bất thường ở gan một cách chính xác và nhanh chóng. Trong quá trình điều trị, các xét nghiệm đánh giá sức khỏe gan còn có thể cho thấy rõ hiệu quả điều trị như thế nào. Vì thế, những xét nghiệm này có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị những bệnh lý về gan.

1. Vai trò của gan đối với cơ thể

 

Trong cơ thể của chúng ta, gan rất quan trọng và chức năng điển hình nhất của gan chính là đào thải độc tố. Bên cạnh đó, gan còn thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng khác. Cụ thể như sau:

– Chức năng giải độc: Chức năng quan trọng hàng đầu của gan chính là chức năng giải độc. Những chất độc nội sinh như bilirubin tự do, H2O2,… hoặc những chất độc ngoại sinh như các loại chất kích thích, thuốc kháng sinh,… sẽ được gan giữ lại, lọc và thải trừ nguyên dạng hay chuyển hóa thành những chất không độc có thể tan trong nước và sau đó đào thải ra ngoài cơ thể.

– Chức năng tạo mật và giúp tiêu hóa lipid: Gan sản xuất ra dịch mật và được dự trữ tại túi mật, sau đó sẽ xuống tá tràng để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Đối với người trưởng thành, mỗi ngày gan có thể sản xuất 3 lít mật, đồng thời bài tiết với lượng trung bình là 1 lít/ngày.

– Chức năng chuyển hóa:

+ Chuyển hóa glucid: Glucid từ ruột chẳng hạn như saccarose, maltose, lactose,… sẽ được gan chuyển hóa thành glucose trước khi sử dụng.

+ Chuyển hóa lipid: Quá trình chuyển hóa lipid thường được diễn ra nhanh chóng tại gan nhằm tổng hợp cholesterol và cetonic.

+ Chuyển hóa protid: Bao gồm hai 2 giai đoạn: Đó là giai đoạn chuyển hóa acid amin và giai đoạn tổng hợp protein.

– Chức năng dự trữ: Bao gồm dự trữ máu, dự trữ Glucid, dự trữ sắt và dự trữ vitamin. Trong đó:

+ Dự trữ máu: Gan có thể chứa khoảng 600 đến 700 ml máu. Trong trường hợp truyền dịch, uống nhiều nước, sau bữa ăn,… sẽ khiếp áp suất máu ở tĩnh mạch gan tăng lên và lúc này gan có thể chứa thêm từ 200 đến 400ml máu nữa. Khi cơ thể hoạt động thì gan sẽ co lại để đưa máu vào hệ tuần hoàn.

+ Dự trữ Glucid: Trong gan, Glucid sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen, giúp cơ thể có đủ năng lượng để hoạt động trong vài giờ.

+ Dự trữ sắt: Lượng sắt dự trữ dưới dạng ferritin, được lấy từ thức ăn đi vào cơ thể hay sự thoái hóa của Hemoglobin.

+ Dự trữ vitamin: Gan cũng có chức năng dự trữ một số loại vitamin trong cơ thể, chẳng hạn như vitamin A (trong khoảng 10 tháng), vitamin D (trong khoảng 4 tháng), vitamin B12 (trong khoảng 1 năm).

2. Các xét nghiệm đánh giá sức khỏe gan cơ bản

Các xét nghiệm đánh giá sức khỏe gan cơ bản bao gồm: Xét nghiệm đánh giá tình trạng tổn thương gan; xét nghiệm khảo sát khả năng bài tiết và khử độc; xét nghiệm khảo sát chức năng tổng hợp và một số xét nghiệm có liên quan khác. Cụ thể như sau:

2.1. Các xét nghiệm đánh giá tình trạng tổn thương gan

Các xét nghiệm này thường để đo các chỉ số AST, ALT, ALP,… nhằm mục đích đánh giá tổn thương gan. Kết quả của xét nghiệm này sẽ hỗ trợ các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán các bệnh lý như viêm gan, gan nhiễm mỡ, suy gan, tắc mật,… Trong đó:

– Chỉ số ALT hay còn gọi là nồng độ Alanine transaminase: Đây là một loại enzyme chủ yếu xuất hiện ở gan và cùng tham gia trong quá trình bẻ gãy các chuỗi protein. Nếu chỉ số ALT cao hay nồng độ alanine transaminase trong máu cao sẽ có thể là gợi ý cho thấy gan của bạn đang có dấu hiệu tổn thương.

Chỉ số AST là dấu hiệu cho thấy gan đang tổn thương

Chỉ số AST là dấu hiệu cho thấy gan đang tổn thương

– Chỉ số AST hay còn gọi là nồng độ aspartate transaminase: Đây là một loại enzyme cũng được tìm thấy ở gan. Trường hợp chỉ số AST cao cũng cho thấy gan đang có dấu hiệu tổn thương.

– Chỉ số ALP hay còn gọi là nồng độ alkaline phosphatase: Trong đó, nồng độ Alkaline phosphatase tăng lên có thể là do bệnh lý về đường mật trong gan.

2.2. Các xét nghiệm đánh giá chức năng bài tiết và khử độc của gan

Đây là một trong các xét nghiệm đánh giá sức khỏe gan mà không thể bỏ qua. Trong đó, bệnh nhân sẽ được lấy mẫu máu và nước tiểu để thực hiện xét nghiệm, cần đặc biệt chú ý đến chỉ số Bilirubin.

Bilirubin tích tụ lại trong cơ thể và gây ra tình trạng vàng da

Bilirubin tích tụ lại trong cơ thể và gây ra tình trạng vàng da

Bilirubin sẽ được giải phóng trong quá trình hồng cầu bị phá hủy. Gan sẽ là cơ quan xử lý bilirubin. Nếu gan gặp phải một số vấn đề bất thường thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình xử lý bilirubin, khiến bilirubin tích tụ lại trong cơ thể và gây ra tình trạng vàng da kèm theo nước tiểu có màu đậm.

2.3. Các xét nghiệm kiểm tra chức năng tổng hợp của gan

Phần lớn các loại huyết tương được tổng hợp tại gan. Thực hiện kiểm tra chỉ số protein trong máu sẽ giúp đánh giá những bất thường ở gan có trầm trọng hay không. Có 3 chỉ số đặc biệt quan trọng là Albumin, Globulin, Thời gian prothrombin (PT). Trong đó, Albumin được cho là chỉ số quan trọng nhất, kết quả chỉ số này thường giảm đối với những bệnh nhân mắc xơ gan mạn tính hoặc tổn thương gan rất nghiêm trọng.

3. Những ai nên thực hiện các xét nghiệm đánh giá sức khỏe gan?

Những người nên thực hiện các xét nghiệm đánh giá sức khỏe gan là những đối tượng sau:

– Những trường hợp xuất hiện các triệu chứng cảnh báo bệnh lý về gan chẳng hạn như nước tiểu có màu đậm, phân có màu nhạt, đầy hơi chướng bụng, chán ăn, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, vàng da, vàng mắt,….

– Những người có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về gan chẳng hạn như những người thường xuyên uống rượu bia, người thừa cân béo phì, người đang có bệnh lý và phải điều trị một số loại thuốc có thể làm hại cho gan,…

– Những người đang trong quá trình điều trị cũng cần thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng gan để các bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị và có sự điều chỉnh hợp lý nhằm hướng tới hiệu quả điều trị cao nhất.

Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là một trong những địa chỉ tin cậy để thực hiện các xét nghiệm đánh giá sức khỏe gan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH KHÁM