Viêm khớp cùng chậu chính là một phần trong viêm cột sống dính khớp. Đây là bệnh lý mãn tính, tiến triển từ từ, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sinh hoạt, làm việc của người bệnh. Viêm khớp cùng chậu dễ gặp ở nữ giới trong giai đoạn mang thai và sinh con.
1. Bệnh viêm khớp cùng chậu
Viêm khớp cùng chậu là có thể gặp ở bất cứ ai. Đây là tình trạng viêm chỉ một khớp hoặc nhiều khớp giữa xương chậu và xương cột sống. Các khớp này ở phần dưới cột sống, nơi nối phần xương chậu, gần hông. Do đó, viêm khớp ở vị trí này có thể tác động đến: lưng dưới, mông, hông, chân, bàn chân. Viêm khớp cùng chậu chính là một phần trong viêm cột sống dính khớp.
Khi bị viêm khớp cùng chậu người bệnh sẽ thấy đau âm ỉ vùng cột sống thắt lưng, cơn đau sẽ lan dần xuống vùng giữa mông, đùi. Hơn nữa, đây là bệnh lý mãn tính, tiến triển từ từ, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sinh hoạt, làm việc của người bệnh.
Khi có dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần đi khám ngay tức thì, vì nếu không sớm phát hiện và có phương pháp chữa bệnh kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm khó lường như: Teo cơ mông, đùi, dính khớp, biến dạng khớp, viêm khớp dạng thấp thậm chí là tàn phế…
2. Đau viêm khớp cùng chậu là do đâu?
Do nhiễm khuẩn
Viêm khớp cùng chậu do nhiễm khuẩn thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn. Những người bị viêm đại tràng, viêm vùng kín, đang trong kỳ kinh nguyệt nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ gây nhiễm khuẩn, sẽ lan sang vùng xương chậu dẫn đến bệnh viêm khớp cùng chậu.
Phụ nữ khi chuyển dạ thai lọt xuống vùng tiểu khung làm ứ nước, phù nề dây chằng quanh khớp cùng chậu. Đây cũng là lý do khiến cho vùng xương cùng chậu đẻ bị nhiễm khuẩn. Nam giới thì hay gặp phải khi mắc một số bệnh lý về cột sống.
Do tổn thương sau chấn thương
Tai nạn xe cộ, ngã hoặc những tác động từ bên ngoài một cách đột ngột với cường độ mạnh có thể làm tổn thương các khớp cùng chậu gây viêm khớp.
Do tiền sử viêm khớp
Viêm khớp mãn tính có thể xảy ra cả ở khớp cùng chậu, đôi khi có thể là viêm cột sống dính khớp.
Do mang thai
Trong quá trình mang thai và sinh con, các khớp cùng chậu phải nở rộng và kéo dài sao cho chúng có thể thích ứng với việc sinh nở. Lúc này, trọng lượng cơ thể người phụ nữ gia tăng rất đáng kể, dáng đi thay đổi làm tăng áp lực lên các khớp dẫn đến những tổn thương.
Do di truyền
Do cơ địa
3. Những triệu chứng gì dễ gặp khi bị viêm khớp cùng chậu?
Bệnh nhân cảm thấy đau bụng âm ỉ, buồn nôn, sốt cao, đi tiểu buốt, đi đại tiểu tiện ra máu bất thường làm ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa có thể dẫn đến teo cơ mông, đùi.
Hầu hết người bệnh đều cảm thấy đau ở vùng cột sống thắt lưng, vùng giữa hai mông và chậu hông. Các cơn đau thường có tính chất âm và kéo dài dai dẳng.
Đau thường xuất hiện khi ngồi lâu, đôi khi có cảm giác cứng và tê xuống hai chân giống như đau dây thần kinh tọa.
Người bệnh bị hạn chế vận động không thể gập hay co, duỗi, khoanh chân như bình thường, dáng đi cũng bị thay đổi.
Bỏng rát vùng khớp viêm nhiễm: Phần da bên ngoài khớp cùng chậu ửng đỏ, cảm giác bỏng rát, khó chịu.
Với phụ nữ mang thai, người bệnh đau rất dữ dội dù đang ở tư thế ngồi hay nằm đều đau, nhất là khi cử động dù rất nhẹ nhàng. Bệnh xuất hiện sau vài tháng mang thai và kéo dài đến khi đẻ xong.
Trong một vài trường hợp, phụ nữ còn có thể có những dấu hiệu viêm vùng tiểu khung đi kèm các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, đau khi đại tiểu tiện, đau bụng dưới, chảy máu âm đạo bất thường.
4. Phương pháp khắc phục viêm khớp cùng chậu ở nữ giới
4.1. Dùng thuốc
Người bệnh cần đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để được đánh giá chính xác tình trạng bệnh. Căn cứ vào đó, bác sĩ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân.Các thuốc dùng trong điều trị viêm khớp cùng chậu ở nữ giới gồm: Giảm đau, kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ, tiêm ngoài màng cứng corticoid…
Lưu ý: Việc dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng mà chưa có kê đơn của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc, ngưng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình điều trị nếu thấy có gì bất thường cần báo ngay cho bác sĩ biết để có biện pháp xử trí kịp thời.
4.2. Phẫu thuật
Trong trường hợp người bệnh viêm khớp cùng chậu dùng thuốc Tây không còn tác dụng và tình trạng viêm nhiễm đã nghiêm trọng thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật nhằm loại bỏ viêm nhiễm, tái cấu trúc khớp cùng chậu.
4.3. Tập luyện kết hợp
Vật lý trị liệu hỗ trợ và duy trì chức năng của khớp
Người bệnh được yêu cầu nghỉ ngơi nhiều. Đối với những trường hợp bị đau cấp, đau nhiều cần phải được nghỉ ngơi tuyệt đối.
Sau khi những cơn đau thuyên giảm, người bệnh sẽ được thực hiện các bài tập thể dục để khung chậu co giãn linh hoạt, duy trì chức năng vận động của cột sống, tránh tình trạng co cơ.
Chiếu tia hồng ngoại và sóng ngắn cho vùng khớp cùng chậu phối hợp với massage, chườm ấm hoặc chườm lạnh theo chỉ định bác sĩ mỗi ngày 2 lần.
Luyện tập thể dục thể thao bằng những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp thường xuyên
Căng cơ khép háng: Đầu tiên bạn nằm ngửa đặt hai chân trên sàn nhà và gập gối, dạng rộng cho hai đầu gối xa nhau và giữ khoảng 15 – 30 giây sau đó lại lặp lại 3 lần tiếp theo. Động tác này sẽ giúp cho cơ trong đùi căng.
Tập cơ mông: Tư thế nằm sấp, duỗi thẳng hai chân, gồng cơ mông cả hai bên và giữ trong khoảng 15 giây sau đó từ từ thả lỏng cơ thể. Tiếp tục lặp lại 2 lần, mỗi lần 15 nhịp.
Duỗi háng có đối kháng: Buộc một dây chun vào cổ chân của chân đau đứng hướng về phía cửa, dây chun móc vào cánh cửa và đóng lại. Tiếp tục kéo chân được buộc dây về phía sau rồi lại đưa chân về vị trí cũ, vừa làm vừa hóp bụng lại giúp căng cơ bụng. Thực hiện 2 lần, mỗi lần 15 nhịp.
Xoay nửa dưới chân mình: Tư thế nằm ngửa, đặt hai chân và hai vai sát sàn nhà, lưng sát sàn nhà gập gối và xoay hai chân về một phía, tiếp tục xoay về phía ngược lại. Cứ như thế lặp lại khoảng 20 lần.
4.4. Cải thiện chế độ ăn
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt thực phẩm giàu vitamin D, B12, canxi, kali, chất béo omega 3… Tránh uống bia rượu, hút thuốc lá, đồ uống có cồn…
5. Cách phòng ngừa viêm khớp cùng chậu ở nữ giới
Uống nhiều nước để phòng bệnh sỏi đường tiết niệu và viêm đường tiết niệu – nguyên nhân chính gây bệnh viêm khớp cùng chậu ở nữ giới
Giữ vệ sinh tốt trong thời kỳ hành kinh
Điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, tử cung… triệt để tránh để viêm nhiễm kéo dài
Điều trị triệt để các bệnh đường tiêu hóa và các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu
Xử lý các chấn thương ở vùng đáy chậu, chấn thương niệu đạo tốt tránh gây viêm
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể
Sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý
Viêm khớp cùng chậu là một bệnh khớp thường có tiến triển mãn tính, kéo dài, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Do vậy, người bệnh cần phải chú ý, hiểu biết hơn về bệnh này để có thể chủ động phát hiện và đến khám chữa bệnh kịp thời ở các chuyên khoa cơ xương khớp.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng gọi vào số hotline hoặc đăng ký lịch trực tuyến tại wessibe.