TEST HƠI THỞ ĐỂ KIỂM TRA VI KHUẨN HP – Chỉ sau 10 PHÚT, có ngay kết quả
1. Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn dạ dày HP
Thường thì vi khuẩn HP sinh sống khá “hòa thuận” với cơ thể. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, vi khuẩn HP có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu như: đau bụng, đau vùng thượng vị, có cảm giác khó chịu, đầy hơi, khó tiêu, phân rối loạn,… Cùng một số dấu hiệu bất thường khác về đường tiêu hóa. Thông thường, vi khuẩn HP dạ dày chỉ được phát hiện thông qua khám, thực hiện các phương pháp xét nghiệm khi có bệnh về đường tiêu hóa. Do vậy, để biết được có nhiễm khuẩn HP dạ dày hay không thì người bệnh cần đi khám chuyên khoa mới đảm bảo chính xác.
2. Vi khuẩn dạ dày HP có lây nhiễm không?
Vi khuẩn dạ dày HP tồn tại trong cơ thể của người bệnh và có khả năng lây nhiễm sang cho người lành. Cụ thể như sau:
Đường lây nhiễm
-
Tiếp xúc miệng – miệng: vi khuẩn HP có thể lây nhiễm thông qua nước bọt, dịch tiết đường tiêu hóa, qua hành động ôm hôn hoặc ăn uống chung, sử dụng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân.
-
Lây nhiễm qua phân – miệng: vi khuẩn HP tồn tại trong chất thải của người bệnh. Thông qua sinh hoạt, tiếp xúc, sử dụng nguồn nước bị nhiễm khuẩn thì người bình thường cũng có nguy cơ nhiễm bệnh.
-
Các con đường lây nhiễm khác: Việc sử dụng chung các thiết bị khám bệnh (máy nội soi dạ dày, nội soi tai – mũi – họng, dụng cụ khám răng,…) cũng là yếu tố gây lây lan bệnh.
Đối tượng nguy cơ
Bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn dạ dày HP. Đây là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở bất cứ đất nước nào trên thế giới. Tỷ lệ về nguy cơ nhiễm bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như:
-
Người già có sức đề kháng yếu.
-
Trẻ nhỏ hay được người lớn mớm thức ăn, hôn môi trẻ vô tình gây lây bệnh.
-
Người sống ở nơi có điều kiện sinh hoạt kém, khả năng nhiễm khuẩn cao.
-
Trong gia đình có người bị HP dạ dày.
-
Những bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày, bệnh về đường tiêu hóa,…