Những điều cần biết về sàng lọc trước sinh Double Test

Double Test là một trong những xét nghiệm sàng lọc trước sinh không còn xa lạ với mẹ bầu nhưng không phải ai cũng hiểu hết về xét nghiệm này.  Xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh Double test giúp phát hiện sớm các nguy cơ dị tật thai nhi như hội chứng Down, Edwards, Patau… Xét nghiệm này được thực hiện từ tuần thứ 9 đến 13 của thai kỳ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về xét nghiệm này nhé.

Xét nghiệm Double test là gì?

  • Xét nghiệm Double test là một xét nghiệm máu được thực hiện bằng cách lấy máu từ mẹ, từ đó có được chỉ số cần xét nghiệm kết hợp với chỉ số mờ da gáy khi siêu âm để tính ra nguy cơ bệnh của thai.
  • Xét nghiệm Double test nhằm định lượng β-hCG tự do (một glycoprotein được sản xuất bởi bào thai) và PAPP-A (hormone estriol dạng tự do) trong máu thai phụ. Từ đó kết hợp với chiều cao, cân nặng của thai phụ, tuổi mẹ, tuổi thai, khoảng sáng sau gáy, và nhờ một phần mềm chuyên dụng đánh giá nguy cơ các hội chứng Down, Edward hoặc Patau (các bệnh về nhiễm sắc thể) của thai ở quý 1 của thai kỳ.
  • Đây không phải là các biện pháp chẩn đoán mà chỉ là các xét nghiệm sàng lọc, nghĩa là kết quả xét nghiệm, chỉ trả lời là thai có nguy cơ cao hay nguy cơ thấp bị các bệnh trên chứ không trả lời được là thai bị bệnh hay không bị bệnh.

Tại sao phải làm xét nghiệm Double Test ?

sàng lọc dị tật trước sinh double test

Mẹ bầu cần làm xét nghiệm Double test để đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng Down, Edward hoặc Patau ở quý 1 của thai kỳ. Xét nghiệm Double test là xét nghiệm sàng lọc sử dụng các xét nghiệm Hóa sinh như định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu thai phụ và đo độ mờ da gáy bằng siêu âm, tuổi mẹ, tuổi thai…

Thai phụ có cần làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test hay không ?

  • Có thể chỉ định Double test ở tất cả các thai phụ có thai trong quý đầu (giữa tuần thứ 9 đến hết tuần thứ 13) của thai kỳ.
  • Đặc biệt, những thai phụ có các đặc điểm sau đây rất cần được thử Double test: Tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, thai phụ trên 35 tuổi, đang sử dụng thuốc hoặc các hóa chất có thể gây hại cho thai, bị bệnh tiểu đường và có sử dụng insulin, bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai, có tiếp xúc với phóng xạ liều cao
  • Trong trường hợp thai có độ mờ da gáy gần giá trị ngưỡng 3mm nên làm Double test để giúp đánh giá chính xác hơn nguy cơ hội chứng Down.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test có ý nghĩa gì?

  • Trong hội chứng Down: Mức độ β- hCG tự do tăng đáng kể, mức độ PAPP-A có xu hướng giảm và độ dày da gáy tăng. Độ mờ da gáy có giá trị rất cao trong việc đánh giá nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể.
  • Nếu thai có độ mờ da gáy < 3 mm, thì được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down). Nếu thai có độ mờ da gáy dày là 3,5- 4,4 mm, tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%; Nếu thai có độ mờ da gáy dày là ≥ 6,5 mm, tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%.
  • Nếu nguy cơ đã được hiệu chỉnh là ≥1: 100 thai được xem như có nguy cơ cao (dương tính) và nếu nguy cơ đã được hiệu chỉnh ≤ 1: 100 thai được xem như có nguy cơ thấp (âm tính).
  • Sàng lọc Double test kết hợp với đo độ dày da gáy của thai bằng siêu âm từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 của thai kỳ có khả năng phát hiện khoảng 85-95% thai bị hội chứng Down với 5% dương tính giả và 95% thai bị hội chứng Edwards hoặc hội chứng Patau với 0,3% dương tính giả.

sàng lọc dị tật trước sinh double test

Những điểm cần lưu ý khi làm xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh Double Test

  • Nếu chỉ đo một mình độ mờ da gáy bằng siêu âm thì chỉ phát hiện được 75 – 80% thai bị hội chứng Down với dương tính giả là 5%.
  • Mức độ β- hCG tự do và PAPP-A máu mẹ trong trường hợp thai đôi hai buồng ối ở tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 cao khoảng gấp đôi so với thai đơn và cũng cao hơn so với ở thai đôi một buồng ối. Trong thai đôi, để đánh giá sơ bộ nguy cơ Hội chứng Down, cả hai thai cần được đo độ mờ da gáy.
  • Xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh Double test không có khả năng phát hiện tất cả các dị tật nhiễm sắc thể. Nó chỉ cảnh báo thai có nguy cơ tăng đối với một số dị tật nêu trên.
  • Nếu Double Test chỉ ra nguy cơ dị tật bẩm sinh cao (dương tính), cần phải tiến hành chẩn đoán xác định bằng sinh thiết nhung mao màng đệm nhau thai. Nếu thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh ở mức ranh giới, cần thử tiếp Triple test ở quý II của thai kỳ để đánh giá mức độ nguy cơ rõ ràng hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm : Xét nghiệm dị tật thai nhi bao nhiêu tiền ?

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test có cần nhịn ăn không ?

  • Xét nghiệm Double Test không cần nhịn ăn, các mẹ vẫn có thể ăn uống bình thường để đảm bảo sức khỏe trước khi xét nghiệm nhé. Tránh trường hợp nhịn ăn có thể bị ngất sau khi lấy máu.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test bao lâu có kết quả ?

  • Thông thường, khi tiến hành làm xét nghiệm này tại các cơ sở y tế thì trong vòng khoảng 3-7 ngày sẽ có kết quả trả, dựa vào đây bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu cần làm gì trong thời gian tới.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích mà Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn gửi đến các mẹ bầu. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức cho mình.

Nếu các mẹ chưa tìm được địa chỉ sàng lọc dị tật trước sinh uy tín hiệu quả hãy đến với Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn của chúng tôi để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm của chúng tôi thăm khám nhé.

sàng lọc dị tật trước sinh double test

Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau :

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn

Địa chỉ: Xóm 10, Xã Bảo Thành, Huyện Yên Thành, Nghệ An
Website : benhviendakhoabaoson.com
Hotline : 0989 699 115
Email: [email protected]

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH KHÁM