CHUYÊN GIA NÓI GÌ VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG KHÁM TRẺ SƠ SINH

1. BỆNH LÝ VÀNG DA

Nhập viện khi:

– Vàng da xuất hiện ≤ 48 giờ sau sinh.

– Vàng da và triệu chứng thần kinh: khóc thét hay đừ người, tăng hay giảm trương lực cơ, co gồng hoặc co giật.

– Vàng da và triệu chứng nhiễm trùng.

– Vàng da tăng bilirubin trực tiếp.

– Vàng da đơn thuần:

   + Trẻ đủ tháng: vàng da lòng bàn tay, chân và trẻ  ≤ 14 ngày tuổi.

   + Trẻ non tháng: Vàng da lòng bàn tay, chân và trẻ  ≤ 21 ngày tuổi.

– Vàng da kéo dài: nếu triệu chứng vàng da xuất hiện ≥ 14 ngày tuổi ở trẻ đủ tháng và vàng da kéo dài ≥ 21 ngày tuổi ở trẻ non tháng. Vàng da kéo dài thường phải nhập viện điều trị trong các trường hợp như sau:

+ Vàng da tăng bilirubin trực tiếp ≥ 1 mg/l nếu bilirubin toàn phần < 5mg/l hay bilirrubin trực tiếp ≥ 20% bilirubin toàn phần nếu bilirubin toàn phần > 5mg/l.

+ Vàng da kèm sốt hoặc bú kém, thở mệt, co giật, thiếu máu hoặc gan lách to.

+ Trong trường hợp vàng da kéo dài các xét nghiệm cận lâm sàng được chỉ định:

2. CÁC BỆNH LÝ NHIỄM TRÙNG SƠ SINH

– Nhập viện khi có dấu hiệu bệnh nặng như:

+ Li bì.

+ Bỏ bú hay bú kém.

+ Co giật.

+ Suy hô hấp, thở rên, phập phồng cánh mũi.

+ Sốt ≥ 38,5oC hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5oC.

+ Ọc dịch xanh hay vàng.

+ Bụng chướng.

+ Tiểu máu.

+ Vàng da ≤ 48 giờ tuổi.

+ Nhiễm trùng rốn nặng.

+ Nhiễm trùng da nặng.

3. CÁC BỆNH LÝ ĐƯỜNG HÔ HẤP

– Nhập viện trong các trường hợp:

+ Thở nhanh > 60 lần/ phút.

+ Thở co lõm ngực vừa đến nặng.

+ Thở rên.

+ Cánh mũi phập phồng.

+ Trẻ bú ít hay bỏ bú.

–  Điều trị ngoại trú trong các trường hợp:

+ Không có dấu hiệu gì về suy hô hấp.

+ Trẻ bú được, bú khá, không ọc sữa hay có ọc nhưng ít.

4. CÁC BỆNH LÝ ĐƯỜNG TIÊU HÓA:

– Trẻ phải nhập viện trong các trường hợp:

+ Ói dịch xanh hay vàng.

+ Bụng chướng.

+ Tiêu máu.

+ Tiêu lỏng nhiều ≥ 5 lần có hoặc không có mất nước.

+ Ói nhiều ≥ 5 lần có hoặc không có mất nước.

– Trong trường hợp ọc sữa hay trào ngược dạ dày trực quản chúng ta cần chú ý:

+ Dạ dày trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: ở góc thực quản – tâm vị tù (dạ dày nằm ngang) có  kích thước nhỏ nên chu kỳ tiêu hóa sữa khoảng 3 giờ – 4 giờ.

+ Phản xạ nguyên phát tìm vú còn (mất sau 4 tháng) chính vì vậy trẻ hay chóp chép miệng việc này lầm tưởng là trẻ đang đói bụng.

+ Sữa công thức lâu tiêu hơn sữa mẹ chính vì vậy khi trẻ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa thì có thể thấy hiện tượng ọc sữa ra ngoài.

+ Bà mẹ thường nên cho trẻ bú liên tục (1-2 giờ/cữ bú).

– Phương pháp điều trị khi trẻ bị các bệnh lý về đường tiêu hóa: trong các trường hợp nặng thì phải nhập viện điều trị. Nhưng ở các trường hợp nhẹ hay có thể điều trị tại nhà thì sau khi thăm khám các Bác sỹ kê đơn thuốc nếu cần và hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà. Cụ thể như sau:

+ Thời lượng bú: Linh hoạt theo nhu cầu bé.

+ Lượng sữa bú: Lượng vừa 10-15 ml/kg/lần x 8-10 lần, trẻ tự động nhả bú khi no. Nên tăng lượng sữa theo nhu cầu của trẻ, không cho trẻ bú quá no.

+ Tư thế khi bú của trẻ: Cánh tay mẹ phải nâng đỡ toàn bộ thân trẻ, bụng trẻ áp vào bụng của mẹ, đầu cổ và thân trên một trục thẳng.

+ Làm ợ hơi sau bú (nếu cần).

+ Tránh các yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng: quấn tả quá chặt, mặc quần áo quá chặt, bón, ho,…

Chú ý: Tránh hay hạn chế điều trị chống trào ngược dạ dày với thuốc ức chế H2.

– Trong trường hợp trẻ quấy khóc do có sự đau quặn bụng:

+ Nếu trẻ có các dấu hiệu khóc cơn trên 3 tiếng, trên 3 ngày hay trên 3 tuần. Ngoài các cơn khóc đó thì trẻ khỏe mạnh.

+ Bên cạnh đó chúng ta có thể loại trừ các bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, bất dung nạp lactose, dị ứng sữa, nứt hậu môn,…

– Phương pháp điều trị trong các bệnh lý đương tiêu hóa ở trẻ:

+ Gần như không có điều trị đặc hiệu.

+ Thuốc: Simethicon 20mg/lần x 4 lần sau các cữ bú.

               Trimebutin 4,8mg/kg/ ngày chia 3 lần.

+ Tự giới hạn khi trẻ khoảng 3 – 4 tháng tuổi.

5. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

5.1. Chồi rốn: U hạt rốn tồn tại trong ống rốn niệu và bình thường sẽ tiến hành khám ngoại và đốt chồi rốn.

5.2. Nhiễm trùng da:

– Nhập viện: Khi mụn mủ > ½ diện tích cơ thể.

– Điều trị ngoại trú: khi mụn mủ < ½ điện tích cơ thể.

+ Kháng sinh uống:

    Erythromycin 50mg/kg/ngày chia 2-3 lần.

    Cephalexin 50mg/kg/ngày chia 4 lần.

    Oxacillin 50mg/kg/ngày chia 4 lần.

+ Tắm mỗi ngày.

+ Thoa kem methylen

+ Loại bỏ những yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng: Nằm than, tắm lá, kiêng tắm,…

5.3. Nhiễm trùng rốn:

– Nhập viện: Khi nhiễm trùng rốn nặng: rốn đỏ, vùng da quanh rốn đỏ và sưng nề ≥ 1cm.

– Điều trị ngoại trú: Khi nhiễm trùng rốn khu trú: Rốn đỏ, vùng da quanh rốn đỏ và sưng nề < 1cm

– Chăm sóc tại chỗ:  vệ sinh rốn (Cồn 700, nước muối sinh lý, milian, eosin 1%).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH KHÁM