Sàng lọc dị tật trước sinh có cần nhịn ăn không ?

sàng lọc trước sinh

Ở một số xét nghiệm, kiểm tra sẽ cần người thực hiện nhịn ăn để đảm bảo kết quả không bị sai lệch. Chính vì vậy, nhiều bà bầu băn khoăn rằng liệu sàng lọc dị tật trước sinh có cần nhịn ăn giống vậy hay không. Nếu lỡ ăn rồi có thể tiếp tục sàng lọc không ? Nếu sàng lọc mà có ăn uống đầy đủ có cho ra kết quả chính xác không? Để tìm hiểu câu trả lời, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Sàng lọc dị tật trước sinh gồm những gì ?

Để sớm phát hiện các trường hợp dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ, người ta đã thực hiện phương pháp sàng lọc trước sinh. Phương pháp này được chia thành hai nhóm chính là sàng lọc trước sinh không xâm lấn và xâm lấn. Với từng cách sàng lọc khác nhau như thế cũng sẽ cho ra các kết quả có tỉ lệ chính xác khác nhau. Vì vậy, số lượng các hội chứng có thể tìm thấy cũng không giống nhau.

sàng lọc dị tật trước sinh

  • Siêu âm: giúp sàng lọc nguy cơ bị Down, dị tật ống thần kinh, thai vô sọ…
  • Xét nghiệm Double test: các hội chứng như Down, Edwards, Patau… sẽ được phát hiện khả năng mắc chúng là cao thấp.
  • Xét nghiệm Triple test: xét nghiệm này để kiểm tra thai nhi có bị mắc hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp (Down, Edwards, Patau), hội chứng do bất thường nhiễm sắc thể giới tính (Jacobs, 3X, Turner, Klinefelter), những hội chứng do đột biến mất đoạn, vi mất đoạn, lặp đoạn, các nhiễm sắc thể còn lại gặp vấn đề bất thường.
  • Chọc ối: việc này giúp bác sĩ có thể biết hội chứng cơ bản như Down, Edwards, Patau, nhiễm sắc thể giới tính bị bất thường, mất đoạn, vi mất đoạn, số lượng nhiễm sắc thể có sự thay đổi gây nên những dị tật khác ở trẻ.
  • Sàng lọc trước sinh NIPT (không xâm lấn): để sàng lọc trước sinh bằng phương pháp này, thai phụ sẽ được lấy mẫu máu. Sau đó, mẫu sẽ được đem đi xét nghiệm và đưa ra các chẩn đoán liên quan tới các nhiễm sắc thể bất thường: hội chứng down (nhiễm sắc thể 21), hội chứng edwards (nhiễm sắc thể 18), hội chứng patau (nhiễm sắc thể 6, 9 và 13), ngoài ra còn có các nhiễm sắc thể giới tính X, Y cùng đột biến vi mất đoạn.

Thời gian nào thích hợp để sàng lọc dị tật trước sinh

Khoảng thời gian thích hợp để sàng lọc dị tật trước sinh là khi thai nhi được 11-13 tuần tuổi. Đây được coi là thời điểm vàng để cho ra các kết quả chính xác về những biến chứng bất thường có trên thai. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn cho bản thân bệnh viện sàng lọc trước sinh đảm bảo an toàn, trình độ bác sĩ cao, có chuyên môn để tránh ảnh hưởng tới em bé.

sàng lọc dị tật trước sinh

Quy trình sàng lọc dị tật trước sinh

Đối tượng: gồm tất cả các thai phụ đến thăm khám. Trong đó, chú ý các trường hợp đặc biệt sau:

  • Phụ nữ đã 35 tuổi trở lên đang có thai.
  • Thai phụ từng bị sảy thai, sinh con dị tật, thai chết lưu, có con chết sớm sau khi sinh.
  • Gia đình có người bị dị tật bẩm sinh hoặc rối loạn nhiễm sắc thể gây ra hội chứng down, edwards, patau, turner…; các bệnh di truyền thalassemia, tăng sản thượng thận bẩm sinh, loạn dưỡng cơ duchenne, teo cơ tủy…
  • Kết hôn cận huyết giữa hai vợ chồng
  • Người mẹ bị nhiễm rubella, herpes…
  • Bà bầu có sử dụng thuốc khi mang thai mà trong thuốc có thành phần ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Làm việc, tiếp xúc thường xuyên với chất độc hại
  • Thai nhi được phát hiện có dấu hiệu bất thường khi siêu âm

Sàng lọc dị tật trước sinh có phải nhịn ăn không?

Với phương pháp sàng lọc trước sinh, các mẹ bầu không cần phải nhịn ăn hay thực hiện vào buổi sáng. Các mẹ chỉ cần chú ý những điều sau là có thể nhận được kết quả chính xác:

  • Siêu âm: chỉ cần chọn một thời điểm nào đó trong ngày để thực hiện sàng lọc và làm tại nơi có uy tín, chất lượng đảm bảo
  • Xét nghiệm sinh hóa (Double test và Triple test): việc xét nghiệm này sẽ dựa vào các chỉ số sinh hóa như định lượng -hCG tự do và PAPP-A của double test; AFP, hCG và Estriol của triple test. Hơn nữa, những chỉ số này là những chỉ số tự nhiên có trong máu thai phụ nên trước khi khám sàng lọc vẫn có thể ăn sáng bình thường. Kết quả chính xác hay không sẽ phụ thuộc vào kết quả siêu âm.
  • Chọc ối: nước ối để làm xét nghiệm được lấy trực tiếp từ môi trường sống của thai nhi. Trong mẫu nước ối này, các tế bào tự do của thai nhi với ADN của thai nhi là như nhau nên bà bầu không nhất thiết phải nhịn ăn hay lấy nước ối vào buổi sáng.
  • Xét nghiệm NIPT – illumina: đây là phương pháp phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ nên mẹ có thể tiến hành thu mẫu vào một thời điểm nào đó trong ngày. Vì ADN tự do của thai nhi là không thay đổi nên mẹ không cần phải nhịn ăn. Xét nghiệm này nhằm mục đích biết được ADN huyết thống của trẻ trước khi chào đời.

Bài viết này đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc sàng lọc dị tật trước sinh có cần nhịn ăn không và biết được các quy trình thực hiện sàng lọc như thế nào.

sàng lọc dị tật trước sinh

Đồng thời, mẹ cũng hiểu rằng các tế bào tự do và ADN của thai nhi là không đổi, các chỉ số sinh hóa trong máu mẹ là hoàn toàn tự nhiên nên việc ăn uống của người mẹ sẽ không gây ảnh hưởng hay có bất kỳ thay đổi nào.

Do đó, kết quả đưa ra sau khi sàng lọc là chính xác. Các mẹ bầu có thể an tâm với vấn đề này và vẫn có thể ăn uống đầy đủ bình thường.

Nếu các mẹ chưa tìm được địa chỉ nào uy tín để làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh hãy đến với Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn để được tư vấn cụ thể nhé.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ :

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn

Địa chỉ: Xóm 10, Xã Bảo Thành, Huyện Yên Thành, Nghệ An
Hotline : 0989 699 115
Email: [email protected]

>>> Xem thêm : 3 thời điểm vàng sàng lọc dị tật trước sinh các mẹ cần lưu ý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH KHÁM