Tắc ruột ở trẻ sơ sinh: Những điều cần biết

Tắc ruột ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Vì thế trẻ bị tắc ruột cần được điều trị kịp thời và có phương pháp chăm sóc phù hợp để hạn chế diễn biến của bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

1. Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là gì?

 

Tắc ruột là hiện tượng tắc nghẽn các chất có trong lòng ruột, bao gồm ruột non và đại tràng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây tắc ruột như: Các dãy sợi của mô trong bụng bị dính sau ca phẫu thuật, viêm túi thừa, bệnh viêm ruột, thoát vị, ung thư đại tràng…

Tắc ruột khiến các chất trong lòng ruột ứ đọng, lâu dần tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như hoại tử ruột, thậm chí là tử vong.

Trong các trường hợp tắc ruột ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thì lồng ruột là phổ biến nhất. Hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt, vì thế, khi trẻ bị tắc ruột cần phải đưa đến bệnh viện ngay để các bác sĩ kịp thời điều trị, tránh hậu quả xấu xảy ra.

2. Biểu hiện tắc ruột ở trẻ sơ sinh

 

Như đã nói ở trên, hầu hết các trường hợp tắc ruột ở trẻ sơ sinh là do lồng ruột nên các biểu hiện chủ yếu của trẻ khi bị tắc ruột sẽ liên quan mật thiết tới lồng ruột.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị lồng ruột rõ ràng nhất là trẻ đột ngột khóc to do đau bụng. Với trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu khóc do đau bụng là khi khóc trẻ kéo mạnh đầu gối và ngực. Trẻ khóc mỗi lần xuất hiện cơn đau. Các cơn đau lặp đi lặp lại khoảng 15 – 20 phút/lần. Các cơn đau càng ngày càng kéo dài hơn và xuất hiện nhanh hơn.

Ngoài ra, các dấu hiệu khác của lồng ruột ở trẻ nhỏ gồm:

  • Nôn, trớ
  • Tiêu chảy
  • Đi ngoài ra phân trộn lẫn với máu và chất nhầy, có hình dạng giống thạch nho
  • Sờ thấy một khối u trong bụng
  • Trẻ lịm đi, ngủ mê man
  • Sốt
Biểu hiện tắc ruột ở trẻ sơ sinh
Tắc ruột ở trẻ sơ sinh liên quan mật thiết tới lồng ruột.

Không phải tất cả các trẻ bị tắc ruột đều có mọi dấu hiệu trên. Một số trẻ có biểu hiện không rõ ràng, một số trẻ lại có thêm nhiều triệu chứng khác. Cha mẹ cần quan sát trẻ cẩn thận, khi thấy các dấu hiệu bất thường khiến trẻ khó chịu kéo dài thì nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

3. Nguyên nhân gây tắc ruột ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ nhỏ, đa số nguyên nhân gây tắc ruột là lồng ruột. Do ruột có hình dáng dài như một chiếc ống.

Ruột của trẻ sơ sinh thẳng, có một phần trong lồng ruột trượt vào bên trong đoạn ruột ở gần. Một vài trường hợp sự tăng trưởng bất thường trong ruột tạo ra hiện tượng lồng ruột như polyp hoặc một khối u. Nhu động bình thường giống như các cơn co thắt ruột và kéo niêm mạc ruột vào phần phía trên. Tuy nhiên, đa số các trường hợp lồng ruột ở trẻ nhỏ không thể xác định được nguyên nhân.

Một số nguyên nhân khác gây tắc ruột ở trẻ nhỏ gồm:

  • Viêm ruột
  • Viêm túi thừa: Các túi nhỏ, phồng ở đường tiêu hóa bị viêm nhiễm
  • Xoắn đại tràng
  • Thoát vị: Một phần ruột nhô ra thành bụng
  • Phân

Tắc ruột ở trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra, có thể ảnh hưởng đến bất cứ lứa tuổi nào. Trong đó trẻ càng nhỏ tuổi càng có nguy cơ mắc lồng ruột cao hơn. Tắc ruột ở trẻ nhỏ cũng xảy ra thường xuyên hơn ở con trai, nhất là trẻ có đường ruột hình thành bất thường khi sinh. Trẻ đã từng có tiền sử bị lồng ruột cũng rất dễ bị tái phát.

4. Chẩn đoán tắc ruột ở trẻ sơ sinh

 

Khi thấy trẻ có các biểu hiện của bệnh tắc ruột. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác, từ đó có phương án điều trị kịp thời. Trẻ sẽ được thăm khám lâm sàng, kiểm tra cơ thể, sau đó được chỉ định thực hiện các xét nghiệm như: Chụp X- quang, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm, thụt tháo.

Chẩn đoán tắc ruột ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh tắc ruột ở trẻ sơ sinh trên phim X- quang

5. Điều trị tắc ruột ở trẻ sơ sinh

Lồng ruột là một tình trạng cấp cứu y tế. Trẻ cần được cấp cứu để tránh tình trạng nôn quá nhiều gây mất nước, chất điện giải, sốc và ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm có thể xảy ra khi một phần ruột bị hoại tử do thiếu máu.

Quy trình điều trị tắc ruột ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện gồm:

  • Truyền dịch cho trẻ thông qua đường truyền tĩnh mạch.
  • Giải nén ruột bằng cách đặt ống thông vào dạ dày từ mũi.
  • Tháo lồng bằng khí hoặc barium. Đây là hoạt động vừa có giá trị chẩn đoán, vừa điều trị. Nếu quá trình thụt tháo đạt hiệu quả tốt thì trẻ không cần phải điều trị gì nữa.
  • Nếu tháo lồng ruột không hiệu quả hoặc ruột đã bị thủng thì trẻ cần phải phẫu thuật để xử lý tắc ruột.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp cho trẻ bị tắc ruột

  • Cho trẻ uống nhiều nước, bú sữa mẹ (nếu vẫn còn bú), uống nước trái cây,… để tránh bị mất nước
  • Tránh các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn khó tiêu hóa
  • Tránh các loại thực phẩm tạo hơi như: Các loại đậu, lạc, rau, nước giải khát
  • Cho trẻ ăn đồ ăn dễ tiêu, lỏng như: Súp, cháo
  • Để hạn chế tình trạng tắc ruột nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, cho trẻ ăn chế độ ăn uống ít chất xơ, không ăn ngũ cốc và các loại hạt.

Tắc ruột non ở trẻ là một trong những bệnh lý cần được cấp cứu khẩn trương để giảm thiểu rủi ro cho người bệnh.

Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn với:

  • Đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn giỏi
  • Nhân viên tiếp đón nhiệt tình, chu đáo, tận tâm
  • Hệ thống máy móc hiện đại

Là địa chỉ đáng tin cậy cho mọi người lựa chọn tại khu vực Yên Thành nói chung và các huyện lân cận

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH KHÁM