Viêm mũi dị ứng: nguyên nhân, triệu chứng, chuẩn đoán, phòng ngừa

Viêm mũi là gì? Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi là tình trạng lớp niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm. Viêm mũi dị ứng là một trong những loại viêm mũi xảy ra khi bạn hít phải dị nguyên (chất gây dị ứng). Đây là một dạng phản ứng của cơ thể để chống lại dị nguyên.

Viêm mũi dị ứng, còn được gọi là sốt cỏ khô, là một loại viêm trong mũi xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng trong không khí. Bệnh gây nên các biểu hiện khá giống với cảm lạnh thông thường hay một số bệnh về đường hô hấp khác như sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt, hắt xì,…

1. Phân loại viêm mũi dị ứng

Có hai loại viêm mũi dị ứng là theo mùa và quanh năm.

Bệnh viêm mũi dị ứng xảy ra theo mùa:

Đây là tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng chỉ xảy ra vào một thời điểm nhất định trong năm, khi thời điểm đó qua đi, những triệu chứng bệnh cũng không còn. Thông thường, mùa xuân là thời điểm phát bệnh mạnh mẽ nhất vì lúc này, khí hậu bắt đầu ấm lên, các loài hoa sinh trưởng mạnh mẽ dẫn đến phấn hoa phát tán vào không khí nhiều hơn bình thường, khả năng mắc bệnh cũng gia tăng.

Bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm:

Đây là tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong năm, bệnh phát triển ngẫu nhiên không theo bất kỳ thời điểm cố định nào và tái phát thường xuyên. Thông thường, viêm mũi dị ứng quanh năm xảy đến với người bệnh có cơ địa dễ dị ứng với các tác nhân tồn tại trong môi trường như nấm, bụi bẩn,..

2. Phân biệt bệnh viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường:

3. Triệu chứng nào nhận biết bệnh viêm mũi dị ứng?

  • Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, mắt, cổ họng, da hoặc các vùng khác trên cơ thể .Những cơn hắt hơi chảy nước mũi xuất hiện nhiều hơn vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, đến tối lại dịu đi
  • Viêm hoặc ngứa họng, ho
  • Chảy nước mắt, xuất hiện quầng thâm dưới bọng mắt
  • Đau đầu thường xuyên
  • Triệu chứng dạng chàm như xuất hiện vùng da bị khô, ngứa và thường có mụn nước
  • Phát ban, mệt mỏi
  • Nếu không được chữa trị, triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

Bạn có thể trải qua một hoặc nhiều triệu chứng kể trên sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Một số biểu hiện như đau đầu tái diễn nhiều lần hay mệt mỏi có khi chỉ xảy ra sau một thời gian dài tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Mặc dù bệnh viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng, cũng không thuộc bệnh truyền nhiễm hoặc cần phải cấp cứu, nhưng bệnh gây ra nhiều phiền toái đến cuộc sống và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh. Hơn nữa, do bị nghẹt mũi cho nên người bệnh đa phần phải thở bằng miệng, dẫn đến viêm họng, viêm phế quản, rất có thể sẽ dẫn tới bệnh hen suyễn. Người bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính cần được chữa trị, nếu không sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, khó chịu, lo lắng và đôi khi dẫn đến trầm cảm.

Viêm mũi dị ứng gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh

4. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Khi bạn hít phải dị nguyên, hệ miễn dịch của bạn sẽ sinh ra histamine – một hóa chất tự nhiên để bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Chất này chính là nguyên nhân làm xuất hiện các triệu chứng bệnh.

Một số dạng dị ứng thường gặp:

  • Phấn hoa
  • Cỏ dại
  • Bụi
  • Nấm mốc
  • Lông động vật
  • Khói thuốc
  • Nước hoa

5. Trong trường hợp nào thì bạn cần tới gập bác sỹ ngay.

  • Bạn có các triệu chứng kéo dài hoặc dai dẳng
  • Các thuốc điều trị cũ không còn tác dụng
  • Các triệu chứng không thuyên giảm sau khi điều trị

6. Chẩn đoán bệnh viêm mũi dị ứng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn để xác định loại viêm mũi dị ứng là theo mùa hay quanh năm. Sau đó, bạn sẽ được làm thử nghiệm xác định tác nhân gây dị ứng trên da. Qua đó, bác sĩ sẽ biết được nguyên do gây ra viêm mũi dựa trên vùng da có xuất hiện các đốm đỏ nhỏ.

Trong trường hợp bạn không thể làm thử nghiệm trên, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xét nghiệm máu, hay còn gọi là thử nghiệm hấp thụ dị ứng phóng xạ (Radioallergosorbent test – RAST). Bằng cách kiểm tra lượng kháng thể miễn dịch IgE để xác định dạng dị ứng cụ thể trong máu. RAST có thể đo được mức độ ảnh hưởng của chất gây dị ứng.

7. Cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng.

Các tốt nhất để phòng ngừa sự xuất hiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng là Ngưng hút thuốc lá; Tránh tiếp xúc với các chất dị nguyên như phấn hoa, lông vật nuôi.

Giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, tránh bụi. Những bệnh nhân dị ứng với phấn hoa theo mùa nên hạn chế ra ngoài vào những mùa đặc biệt trong năm và nên đóng cửa sổ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH KHÁM