ĐỊNH NGHĨA RỐI LOẠN NHỊP TIM

Định nghĩa rối loạn nhịp tim là điều mọi người cần tìm hiểu để tránh hoặc kịp thời khắc phục tình trạng này. Bệnh rối loạn nhịp tim xảy ra khi tim đập quá nhanh, quá chậm, quá sớm hoặc không đều. Hầu hết rối loạn nhịp tim đều vô hại, nhưng một số có thể nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Định nghĩa rối loạn nhịp tim là điều mọi người cần tìm hiểu để tránh hoặc kịp thời khắc phục tình trạng này. 

Định nghĩa rối loạn nhịp tim là điều mọi người cần tìm hiểu để tránh hoặc kịp thời khắc phục tình trạng này.

NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN NHỊP TIM

Để có định nghĩa rối loạn nhịp tim chính xác, cần biết rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Rối loạn nhịp tim xuất hiện do các tín hiệu điện điều phối nhịp đập của tim hoạt động bất thường. Trong khi loạn nhịp, tim không cung cấp đủ máu cho cơ thể. Tình trạng thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến não, tim và các cơ quan khác. Hoạt động co bóp của cơ tim được điều khiển bởi hệ thống xung điện. Hệ thống này kiểm soát cả tốc độ và mức độ đập của tim. Với mỗi nhịp tim, một tín hiệu điện lan từ đỉnh tim xuống đáy. Khi tín hiệu này lan truyền, nó làm tim co lại tống máu đi nuôi cơ thể, tạo áp suất để hút máu về tim. Mọi nguyên nhân gây ảnh hưởng đến xung điện này, hoặc ảnh hưởng đến lượng máu về tim đều có thể gây rối loạn hoạt động của tim hay rối loạn nhịp tim.

– Nguyên nhân chính gây loạn nhịp tim: các bệnh van tim; các bệnh lý làm thay đổi cấu trúc của tim (suy tim sung huyết, phì đại tâm thất,…); rối loạn điện giải do mất máu, mất nước, sử dụng một số thuốc cường tim; thiếu máu cục bộ…

– Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim: di truyền, tuổi tác, cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, lạm dụng ma túy, rượu, sử dụng quá nhiều cà phê, hút thuốc lá, căng thẳng quá mức…

Để có định nghĩa rối loạn nhịp tim chính xác, cần biết rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Để có định nghĩa rối loạn nhịp tim chính xác, cần biết rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Rối loạn nhịp tim có các biểu hiện nào?

Rối loạn nhịp tim có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nếu có thì thường xuất hiện thành cơn, với các triệu chứng rất đa dạng. Triệu chứng có thể nhẹ như đau đầu, chóng mặt, giảm mức chịu đựng khi hoạt động thể lực, hay có thể nặng như hôn mê, đột quỵ, tử vong.

– Với loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh): người bệnh có thể cảm thấy: khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt, ngất xỉu hoặc choáng váng, rung trong lồng ngực, tức ngực…

– Với loạn nhịp tim chậm, một số triệu chứng hay gặp như: đau thắt ngực, cảm thấy tim đập quá chậm, nhầm lẫn, khó tập trung, khó thở, chóng mặt, đánh trống ngực, đổ mồ hôi, mệt mỏi, ngất hoặc thoáng ngất.

– Với tình trạng tim đập không đều, thường là rung thất hoặc rung nhĩ : là một loại rối loạn nhịp tim khi có một buồng tim đập hỗn loạn, không đồng bộ với các buồng tim còn lại. Điều này làm cho tâm thất hoặc tâm nhĩ rung vô ích, làm giảm hiệu quả bơm máu cho các cơ quan. Người bệnh có thể có triệu chứng đau lồng ngực, khó thở, chóng mặt, đánh trống ngực, thậm chí đột tử do ngừng tim đột ngột.

Điều trị bệnh rối loạn nhịp tim

Việc điều trị rối loạn nhịp tim bằng cách nào phụ thuộc vào từng loại rối loạn, cụ thể như sau:

-Rối loạn nhịp tim chậm:

Nếu nhịp tim chậm là hệ quả do các bệnh tại tim hoặc một nguyên nhân nào khác, vấn đề cơ bản là cần điều trị triệt để các nguyên nhân này. Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ có thể khuyến cáo cấy máy tạo nhịp tim. Máy tạo nhịp tim là một thiết bị y tế nhỏ, được cấy dưới da ngực hoặc bụng để giúp kiểm soát nhịp tim bất thường.

-Rối loạn nhịp tim nhanh: Điều trị bằng biện pháp điều chỉnh lối sống, dùng thuốc, hoặc một số biện pháp khác:

Chế độ sinh hoạt có lợi: Để phòng ngừa và điều trị bệnh, có thể dùng cách thay đổi lối sống và sinh hoạt theo hướng tích cực, phù hợp hơn. Bởi nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim nhanh có thể do các bệnh có sẵn trong cơ thể hoặc do chế độ sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh. Bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm tốt cho tim như rau xanh, cá, hạn chế mỡ động vật và cholesterol, tăng hoạt động thể lực, không hút thuốc lá, giảm thiểu rượu bia, cà phê, trà đặc, tránh căng thẳng tâm lý.

Sử dụng thuốc: Dùng các thuốc chống loạn nhịp, với 4 nhóm phổ biến: thuốc chẹn kênh natri, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi. Nếu người bệnh có nguy cơ cao bị huyết khối sẽ được sử dụng thêm thuốc chống đông máu.

Biện pháp khác: sốc điện tim, đốt điện tim hay đốt điện sinh lý, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, phẫu thuật cấy ghép các thiết bị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH KHÁM