BỆNH LÝ VIÊM AMIDAN VÀ NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT.

Amidan là gì? Cấu trúc Amidan?

Amidan hay còn được gọi là tuyến hạnh nhân, có tên tiếng anh là Tonsils, là những đám tổ chức bạch huyết lớn, nằm phía dưới niêm mạc hầu. Các amidan sẽ nằm vây quanh cửa hầu và tạo thành một vòng kín gọi là vòng bạch huyết quanh hầu (vòng Waldayer). 6 khối amidan trong vòng Waldayer đó là:

  • 1 amidan vòm (VA): nằm ở vòm họng và có thể phát triển theo thành sau họng mũi.
  • 2 amidan vòi: nằm ở bên trái và phải, quanh lỗ vòi tai
  • 2 amidan khẩu cái: nằm ở bên trái và phải trong hố amidan của thành bên họng.
  • 1 amidan lưỡi: nằm ở đáy lưỡi
Cấu tạo Amidan (V.A)
Cấu tạo Amidan (V.A)

Amidan là cơ quan lympho lớn của cơ thể. Vai trò của amidan là miễn dịch có lợi cho cơ thể. Khi cơ thể bị xâm nhập bởi các tác nhân gây bệnh đường hô hấp (vi khuẩn, virus…), vai trò của amidan là tiết ra kháng thể và các lympho bào giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Viêm Amidan (VA) là gì?

Viêm Amidan (V.A) cấp tính
Viêm Amidan (V.A) cấp tính

Viêm amidan (viêm VA) là bệnh lý phổ biến, xảy ra khi có sự xâm nhập quá mức của vi khuẩn và virus.

Viêm họng, viêm Amiđan, VA là bệnh rất thường gặp, đặc biệt ở trẻ em. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, khi viêm Amiđan – VA sẽ gây ra những bệnh lý như: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm đường hô hấp trên… và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng khi bị viêm Amidan.

  • Một số dấu hiệu thường gặp khi viêm Amiđan như:
  • Đau và cảm giác rát họng, nuốt khó,
  • Nhức đầu, sốt và ớn lạnh (> 39oC), thở hôi,
  • Đau tai, khàn tiếng hoặc mất giọng,
  • Đau bụng (Trẻ em bị đau bụng thường do nôn ói hoặc do nuốt đàm nhớt xuống họng), cứng cổ và cảm thấy mệt mỏi…
  • Triệu chứng thực thể khi đến khám tai mũi họng hoặc bệnh nhân có thể thấy ở nhà là:
  • Amiđan sưng, đỏ và xung huyết, có những bợn trắng trên amiđan;
  • Niêm mạc họng đỏ, sưng;
  • Mủ nhầy ở họng;
  • Hạch lớn và đau khi sờ vùng dưới hàm và cổ.

Còn đối với VA, bệnh nhân (thường là bệnh nhi) có thêm một số triệu chứng như khó thở, thở bằng miệng, ngủ ngáy, chảy mũi đục, ho kéo dài, nhức đầu có thể kèm theo triệu chứng viêm tai giữa do biến chứng của VA, lãng tai.

Nguyên nhân gây viêm Amidan (VA).

  • Do bị lạnh, các vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng trở nên gây bệnh.
  • Sau các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà …Vi khuẩn bội nhiễm thường là liên cầu, tụ cầu; đặc biệt nguy hiểm là liên cầu tan huyết (nhóm A); Tạng bạch huyết; Có một số trẻ có tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh. Nhiều hạch ở cổ, ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho viêm amiđan.
  • Vệ sinh răng miệng kém, bị viêm nhiễm amiđan, viêm họng nhiều lần cũng làm tăng nguy cơ ung thư amiđan
  • Do cấu trúc và vị trí của amiđan: VA và Amidan có nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển. Hơn nữa Amidan nằm trên ngã tư đường ăn-đường thở là cửa ngõ cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào.
  • Sử dụng thuốc lá, rượu, bia và các thức uống có cồn.
  • Lạm dụng việc quan hệ tình dục sử dụng miệng.
  • Yếu tố môi trường như hít khói bụi, làm việc căng thẳng bị stress… cũng là yếu tố gây viêm amiđan.
  • Chế độ ăn uống thiếu vitamin A, ít rau xanh, củ quả, trái cây hoặc là chế độ ăn nhiều thịt đặc biệt là các loại thịt muối hoặc hun khói cũng là yếu tố nguy cơ ung thư amiđan.

Những biến chứng từ viêm Amidan (VA):

Viêm xoang: đây là biến chứng thường gặp nhất.

Áp xe amiđan: Tụ mủ ở giữa amiđan và mô mềm xung quanh. -Áp xe quanh amiđan: làm sưng họng và gây đau. Thường gặp ở trẻ lớn, vị thành niên và người lớn trẻ tuổi.

Biến chứng nặng: Nhiễm trùng huyết có thể tử vong, khó thở hoặc ngưng thở trong lúc ngủ, về lâu dài dẫn đến viêm thấp hoặc viêm tiểu cầu thận (Những biến chứng này rất hiếm khi xảy ra nhưng rất nghiêm trọng và có thể ảnh hường tới tim, khớp, hệ thần kinh và da).

Bác sỹ Minh Sơn đang tư vấn điều trị viêm Amidan cho bệnh nhân

Cách phòng ngừa viêm Amidan (VA)

Viêm amidan là một nhiễm trùng thường gặp, tác nhân gây viêm amiđan thường do vi khuẩn và virus nên rất dễ lây lan, chính vì vậy cần:

Vì vậy để phòng tránh những bệnh về amidan cần:

-Rửa tay thường xuyên là phương pháp tốt nhất để bảo vệ khỏi những bệnh nhiễm trùng.

-Ho và sổ mũi vào khăn .

-Không dùng chung ly uống nước và bộ đồ ăn.

-Tránh tiếp xúc gần với những người mắc bệnh.

– Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn trú ngụ trong vòm họng một cách hiệu quả, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh viêm họng, viêm amidan…

– Thường xuyên kiểm tra răng miệng, tai mũi họng định kỳ.

– Nguyên nhân gây viêm amidan là do vi khuẩn, virus tấn công khi hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta bị suy yếu. Việc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể được thực hiện từ chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bạn nên chú ý bổ sung nhiều vitamin C với các thực phẩm.

– Không hút thuốc lá, giảm ăn đồ cay nóng, chất kích thích, đeo khẩu trang khi ra đường.

VẬY: Khi nào nên cắt Amidan – VA?

Bác sỹ Đô bệnh viện đa khoa Bảo Sơn đang kiểm tra họng cho bệnh nhân

Phẫu thuật cắt Amiđan, nạo VA là chọn lựa sau cùng và chỉ định phẫu thuật cần thật chặt chẽ. Chỉ định cắt Amidan trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân hay bị viêm, tái phát nhiều, từ 5-6 lần trong một năm và đã bị khoảng 2 năm liên tiếp. Viêm amidan mạn tính kéo dài, dù đã được điều trị nội khoa tích cực trong vòng 4-6 tuần nhưng vẫn không thuyên giảm.
  • Bệnh nhân bị áp xe quanh amidan dẫn đến nhập viện ít nhất 1 lần.
  • Viêm amidan gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.
  • Khối amidan chỉ sưng to một bên kèm hạch cổ cùng bên, nghi ngờ ung thư amidan
  • Amidan quá to, gây bít tắc hệ hô hấp, cản trở đường thở, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ, hoặc nhiễm trùng tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh…
  • Amidan có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng, hoặc nghi ngờ ác tính.
  • Chỉ nên thực hiện phẩu thuật cắt amidan đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên. Với những trường hợp dưới 4 tuổi nhưng amidan to quá cũng có thể được chỉ định cắt.
  • Không cắt amidan cho bệnh nhân rối loạn đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải.
  • Tạm hoãn việc cắt amidan nếu người bệnh đang có bệnh mãn tính chưa ổn định, nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ, phụ nữ có thai, đang đến chu kì kinh nguyệt,…

THĂM KHÁM Ở ĐÂU AN TOÀN VÀ UY TÍN?

Amidan tuy chỉ là một bộ phận nhỏ bé nhưng rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người trước sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn, virus. Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã hiểu amidan là gì, vị trí, cấu tạo và chức năng của amidan cũng như tìm cho mình được câu trả lời cho câu hỏi có nên cắt amidan bị viêm hay không.

Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn đang là một địa chỉ thăm khám và điều trị an toàn và uy tín trên địa bạn Yên Thành Nghệ An. Bên cạnh việc ứng dụng phương pháp chữa bệnh hiệu quả, Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn còn được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn nhờ hội tụ nhiều ưu thế sau:

  • Đội ngũ Bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, tận tâm với công việc, nhiệt huyết với bệnh nhân
  • Cơ sở vật chất hiện đại, máy móc , thiết bị tiên tiến được nhập khẩu từ nước ngoài có độ chính xác và an toàn cao.
  • Chi phí khám bệnh hợp lý, được niêm yết theo đúng quy định từ Sở Y Tế.
  • Xây dựng hệ thống trực cấp cứu, xe cấp cứu vận chuyển bệnh nhân hoạt đông 24/24.
  • Thông tin cá nhân bảo mật.
  • Điện thoại chăm sóc khách hàng hoạt động 24/24 giúp cho bệnh nhân dễ dàng đặt lịch hẹn và được tư vấn kỹ càng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN – TRAO Y ĐỨC NHẬN NGHĨA TÌNH

Xóm 10 A, Bảo Thành, Yên Thành, Nghệ An.

???.???????

Https://benhviendakhoabaoson.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH KHÁM