Điều trị không dùng thuốc trong bệnh lý đái tháo đường.

ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC TRONG BỆNH LÝ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Các khuyến cáo bao gồm chế độ dinh dưỡng, luyện tập, giảm cân (nếu quá cân) và ngừng hút thuốc, uống thuốc.

1.Chế độ dinh dưỡng.

  • Kiểm soát chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị ĐTĐ typ 2.
  • Khuyến cáo về chế độ ăn đã có rất nhiều thay đổi trong những năm gần đây với cố gắng thiết kế chế độ ăn dành cho người bị ĐTĐ gần với chế độ ăn dành cho người khỏe mạnh để đảm bảo chất lượng sống.
  • Nên lựa chọn thức ăn dựa trên chứng cứ khoa học để duy trì được ý nghĩa “ăn là hưởng thụ hạnh phúc của con người”.
  • Với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, người cao tuổi… cần lưu ý để điều chỉnh nhu cầu năng lượng phù hợp.

1.1.Bột – đường:

Các thực phẩm như gạo, mì, ngô, khoai, sắn…. chứa carbonhydrat, vào cơ thể được phân ly thành đường.

Chú trọng việc lựa chọn thực phẩm: Nên chọn loại thực phẩm giải phóng đường chậm, nghĩa là chỉ số đường huyết thấp, hạn chế loại đường giải phóng nhanh vì dễ gây tăng đột ngột glucose máu.

Tải lượng đường huyết (glycemic Load, GL) là chỉ số thể hiện về lượng: lượng carbonhydrat (biểu thị bằng tỷ lệ bằng % trong một dạng thực phẩm).

Tỷ lệ đường huyết (glycemic Index, GI) là chỉ số thể hiện về chất như tốc độ tiêu hóa và hấp thụ các chất đường bột của cơ thể, biểu thị bằng lương calo do 1g thực phẩm cung cấp (Calo/g).

Thực phẩm có chứa cùng lượng carbonhydrat nhưng chỉ số đường huyết khác nhau.

Ví dụ: Táo và khoai tây cùng lượng carbonhydrat là: 30%

           Chỉ số đường huyết của táo: 40calo/g.

           Chỉ số đường huyết của khoai tây: 80calo/g.

           Chính vì vậy ăn khoai tây sẽ tác động lên mức đường huyết sẽ gấp đôi táo.

Tổng lượng carbonhydrat tiêu thụ không vượt quá 45-60% tổng năng lượng cần cung cấp. Lượng này cùng với các chất béo không bão hòa sẽ đảm nhận cung cấp khoảng 60-70% năng lượng cho cơ thể. Khuyến cáo mới cũng cho phép sử dụng đường nhưng với lượng không qúa 10% tổng năng lượng và phải chia nhỏ mà nhiều lần chứ không được tập trung vào một lần. Các loại đường alcol như xilitol, manitol, sorbitol được dùng thay thế đường đều đắt và gây ỉa chảy, vì vậy không được khuyến khích do ít lợi ích hơn đường thông thường. Những chất tăng vị ngọt nhân tạo như aspartam, sacharin,… không cung cấp dinh dưỡng, hoặc khuyến khích, đặc biệt cho người quá cân.

1.2. Rượu và đồ uống có cồn:

Các loại đồ uống này đều cung cấp carbonhydrat nên nếu dùng quá nhiều cũng gây tăng đường huyết. Điều nguy hiểm là các đồ uống này gây hạ đường huyết muộn (sau khi sử dụng khoảng 16 giờ) và không có dấu hiệu báo trước.

1.3. Chất béo:

Béo phì là vấn đề trở ngại trong điều trị ĐTĐ typ 2. Chất béo tạo ra năng lượng gấp đôi so với glucid và protein với cùng một lượng cung cấp, vì vậy nên hạn chế. Tổng năng lượng cho chất béo cung cấp không được vượt quá 35% trong đó khuyến khích các chất béo không bão hòa (dầu olive, dầu đậu nành,….).

1.4. Chất đạm:

Chất đạm cung cấp protein. Lượng khuyến cáo không quá 1g/kg thể trọng ở người ĐTĐ không có bệnh thận. Lượng này phải giảm ở người ĐTĐ có bệnh thận tùy theo mức độ nặng của bệnh thận.

Tổng năng lượng lấy từ đạm không quá 20% tổng năng lượng cần thiết với người ĐTĐ không có bệnh thận.

1.5. Chất xơ:

Chất xơ có vai trò làm chậm quá trình hấp thu đường, hạn chế khả năng tăng đường huyết đột ngột, giúp giảm LDL cholesterol. Chất xơ có thể lấy từ rau quả hoặc các loại ngũ cốc chế biến thô (còn vỏ hạt). Không có khuyến cáo về tổng lượng chất xơ cần đưa.

1.6. Muối:

Lượng Nacl nên hạn chế dưới 6g mỗi ngày. Hạn chế muối không chỉ hạn chế tăng đường huyết mà còn có lợi cho việc giảm huyết áp.

Tỷ lệ các thành phần thức ăn trong chế độ ăn theo một số khuyến cáo được trình bày trong bảng sau:

2. Chế độ luyện tập.

  • Khoảng 80% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 bị quá cân tại thời điểm chuẩn đoán và được biết có kháng insulin.
  • Lời khuyên: giảm cân, tăng tập thể dục và hạn chế lượng calo cung cấp là cần thiết.
  • Cân nặng nên được kiểm soát theo chỉ số khối cơ thể (BMI): bảo đảm mức 18 – 22,9 kg/m2 (theo tiêu chuẩn châu Á).
  • Tăng cường vận động thể lực của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có thể làm giảm đường huyết, giảm tính kháng insulin và giảm yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
  • Việc duy trì luyện tập đều đặn cũng có vai trò quan trọng quan trọng trong việc giảm trọng lượng cơ thể lâu dài. Bệnh nhân cần phải luyện tập với mức độ trung bình (như đạp xe, chơi thể thao, làm vườn, đi bộ nhanh…) ít nhất 3 ngày mỗi tuần, không được nghỉ tập luyện hai ngày liên tiếp và thời gian luyện tập mỗi tuần không được ít hơn 150 phút. Tập luyện với các hoạt động ở mức độ nặng hơn như chạy, Aerobic, đạp xe lên dốc, bơi nhanh… sẽ làm tăng hiệu quả hơn nữa.
  • Nên thiết lập một chế độ tập luyện phù hợp cho từng bệnh nhân tùy thuộc vào tuổi, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và thể trạng. Nếu thực hiện những hoạt động nặng bất thường, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn hoặc liều dùng thuốc để tránh xẩy ra hạ đường huyết.

3. Giáo dục bệnh nhân:

Nội dung giáo dục bệnh nhân bao gồm thay đổi lối sống: tăng hoạt động thể lực, chế độ ăn giảm calo, lựa chọn tthực phẩm, thiết kế bữa ăn hợp lý…

Về thuốc, cho bệnh nhân biết về thuốc được chỉ định: tác dụng điều trị, các phản ứng bất lợi có thể gặp và cách khắc phục. Cũng cần cho bệnh nhân biết về khả năng tương tác của thuốc ĐTĐ với các thuốc bán tự do không cần kê đơn (OTC), về các thực phẩm chức năng có thể sử dụng… Những kiến sức về chăm sóc bàn chân khi bị biến chứng, cách giám sát glucose máu tại nhà, kiểm soát cân nặng cũng rất cần thiết.

Giáo dục bệnh nhân sẽ thực hiện hiệu quả hơn nếu được thực hiện theo nhóm cộng đồng. Việc thành lập các hội ĐTĐ sẽ giúp bệnh nhân chia sẻ kinh nghiệm và thoải mái hơn.

ĐTĐ typ 2 thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi (NCT) và việc điều trị ĐTĐ có một số khó khăn sau:

Bản thân người cao tuổi bị gảm thị lực và giảm sự khéo léo trong hoạt động; điều này sễ lẫn lộn giữa tổn hại do bệnh ĐTĐ hay do tuổi tác?.

Người cao tuổi mắc nhiều bệnh và do đó dùng nhiều thuốc, vì vậy cần đặt ra đích điều trị theo cá thể và phù hợp với từng người bệnh. Có bệnh nhân chủ yếu tập trung vào giảm thể trọng, kiểm soát triệu chứng và tránh hạ đường huyết (vì gây nguy cơ tổn hại não) vì nhiều khi không có dấu hiệu báo trước về hạ đừng huyết ở người cao tuổi. Do đó cần bảo đảm hài hòa giữa việc kiểm soát chặt chẽ đường huyết (với nguy cơ hạ đường huyết cao) và giảm biến chứng để duy trì chất lượng cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH KHÁM