Những điều cần biết về sàng lọc trước sinh Double Test và Triple Test

sàng lọc dị tật trước sinh

Sàng lọc trước sinh không còn quá xa lạ với các bà mẹ, nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về mỗi loại xét nghiệm . Double test và Triple test là 2 xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh phổ biến hiện nay, giúp xác định xem thai nhi có bị mắc các loại bệnh hay dị tật bẩm sinh hay không. Bài viết sẽ cho các mẹ có cái nhìn rõ hơn về hai xét nghiệm này. Cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

1. Xét nghiệm Double Test là gì ?

Khái niệm Double test là một loại xét nghiệm máu được thực hiện ở tam cá nguyệt đầu tiên nhằm kiểm tra xem thai nhi có sự bất thường nào về nhiễm sắc thể dẫn tới những căn bệnh nguy hiểm hoặc những rối loạn ảnh hưởng trong cuộc sống về sau hay không.

Double test phát hiện được nhiều các trường hợp bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi. Với trường hợp xét nghiệm dương tính, bác sĩ sẽ tiến hành thêm nhiều xét nghiệm khác để khẳng định chuẩn đoán. Đồng thời với kết quả dương tính này các mẹ có thể lựa chọn chấm dứt thai kỳ mà không để lại biến chứng gì bởi mới lầ giai đoạn đầu thai kỳ. sàng lọc dị tật trước sinh

Cách thực hiện Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra 2 yếu tố chính của máu: hormone và protein. Trong đó, Hormone Free Beta Human Chorionic Gonadotrophin (β-hCG) được nhau thai tiết ra trong suốt thai kỳ. Protein PAPP-A (Pregnancy-Associated Plasma Protein A) là một loại protein rất quan trọng cho phụ nữ mang thai và đo độ mờ da gáy bằng siêu âm, tuổi thai, tuổi mẹ ..… để đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng Down, Edward hoặc Patau ở quý 1 của thai kỳ.

Kết quả xét nghiệm trả về là dương tính hoặc âm tính. Kết quả xét nghiệm không chỉ đơn giản là xét nghiệm máu mà còn căn cứ vào tuổi mẹ, tuổi thai nhi được quan sát trong quá trình siêu âm… Tất cả các yếu tố ấy sẽ được kết hợp lại để đưa ra kết quả xét nghiệm. Phụ nữ trên 35 tuổi khi mang thai thì thai nhi có nguy cơ bị rối loạn thần kinh cao hơn so với phụ nữ trẻ.

2. Xét nghiệm Triple test là gì ?

Phương pháp xét nghiệm Triple test được làm ở quý II của thai kỳ (từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 22) nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Xét nghiệm này cũng sử dụng mẫu máu của người mẹ để tìm hiểu rối loạn bẩm sinh ở thai nhi.  Ngoài ra, Triple test còn được gọi là bộ 3 xét nghiệm. Bởi chúng sẽ cho biết được 3 chỉ số: hCG, AFP và estriol. Thông qua các chỉ số đó để tính nguy cơ dị tật của thai. Đó là:

  • AFP: một loại protein được bào thai tạo ra
  • hCG: một loại hormone được nhau thai tạo nên
  • Estriol: một loại estrogen được sản xuất từ nhau thai và bào thai

Với trường hợp thai phụ chưa được làm xét nghiệm Double test trong giai đoạn đầu của thai kỳ thì sẽ được làm xét nghiệm Triple test khi thai được khoảng 15 -20 tuần.

Những thai phụ được khuyên nên làm Triple test

  • Trên 35 tuổi
  • Sử dụng thuốc gây hại trong quá trình mang thai
  • Có tiền sử gia đình bị dị tật bẩm sinh
  • Bị tiểu đường và dùng insulin
  • Tiếp xúc với mức độ bức xạ cao

Cách thực hiện Triple test được thực hiện từ tuần thứ 15-20 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của mẹ rồi mang đi xét nghiệm. Kết quả thường sẽ có trong vài ngày. Phân tích kết quả xét nghiệm Triple :

  • Nồng độ AFP cao cho thấy trẻ có nguy cơ bị nứt đốt sống hoặc dị tật, khuyết tật ống thần kinh.
  • Nồng độ AFP thấp, mức hCG và estriol bất thường thì trẻ có nguy cơ mắc hội chứng Down (Trisomy 21), hội chứng Edwards (Trisomy 18) hoặc các bất thường nhiễm sắc thể khác.
  • Xét nghiệm này cũng giúp xác định xem mẹ có mang đa thai hay không cũng như sự phát triển của thai nhi

sàng lọc dị tật trước sinh Trong khi phân tích kết quả xét nghiệm, nguy cơ được tính toán sau khi xem xét các yếu tố :

  • Tuổi của mẹ
  • Nếu mẹ mang đa thai thì nồng độ AFP sẽ cao hơn bình thường.
  • Nếu mẹ bị tiểu đường và dùng insulin thì ồng độ AFP thấp hơn bình thường.
  • Nếu mẹ bị thừa cân béo phì thì nồng độ AFP giảm.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về xét nghiệm Double test và Triple test. Chị em cần nhớ Double test hay Triple test đều không phải là xét nghiệm chẩn đoán mà chỉ là xét nghiệm sàng lọc nhằm đánh giá nguy cơ dị tật ở thai nhi, do đó, chị em cần phải tuân thủ lịch khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

>>> Có thể bạn quan tâm :  Sàng lọc dị tật trước sinh có cần nhịn ăn không ?

Nếu bạn chưa tìm được địa chỉ nào uy tín để khám thai trọn gói hãy đến với bệnh viện đa khoa Bảo Sơn để được thăm khám nhé. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau :

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn

Địa chỉ: Xóm 10, Xã Bảo Thành, Huyện Yên Thành, Nghệ An
Hotline : 0989 699 115
Email: [email protected]  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH KHÁM