Tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Vai trò của hệ tiền đình là giữ thăng bằng cho cơ thể, do đó khi cơ quan này có vấn đề gọi là bệnh rối loạn tiền đình chính là trạng thái mất cân bằng của cơ thể dẫn đến các hiện tượng chính là chóng mặt, hoa mắt, quay cuồng, không đứng vững, người chao đảo, buồn nôn,… rất khó chịu. Các dấu hiệu này thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc và cuộc sống của người bệnh.

Các dạng bệnh rối loạn tiền đình:

Hội chứng rối loạn tiền đình gồm hai loại là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn truyền hình trung ương. Cụ thể của từng trường hợp như sau:

1. Rối loạn tiền đình ngoại biên:

Là bệnh lành tính có ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh nhưng không quá nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây bệnh thường là do gặp phải chấn thương vùng đầu, các tổn thương tai trong như viêm tai xương chũm mạn tính và các bệnh lý khác như tắc mạch máu ở vùng sau cổ.

Ngoài ra, việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh chữa bệnh hay các loại thuốc lợi tiểu, thói quen uống nhiều rượu bia và các chất kích thích là nguyên nhân thường xuyên gây bệnh rối loạn tiền đình.

Các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên tiêu biểu là chóng mặt xảy ra khi người bệnh thay đổi tư thế như khi lắc đầu, chuyển từ nằm sang ngồi.

Tuy nhiên, các cơn chóng mặt nhanh chóng qua đi và người bệnh vẫn có thể đi lại được. Có những trường hợp có thể kèm theo các triệu chứng như ù tai, nôn ói, giảm thính lực, đau đầu, khó tập trung,… Bên cạnh đó còn có nhiều trường hợp bị rối loạn tiền đình ngoại biên có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi vị trí từ nằm sang ngồi được.

2. Rối loạn tiền đình trung ương:

Đây là bệnh lý thường gặp xảy ra do những tổn thương trong hệ tiền đình, các nhân gây tiền đình ở thân não, tiểu não khi bộ phận này không được cung cấp đủ lượng máu đến nuôi não bộ.

Các căn bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp gây ra rối loạn tiền đình trung ương là do xơ vừa động mạch, hạ huyết áp, thoái hóa cột sống cổ làm chèn ép mạch máu.

Các triệu chứng bệnh thường gặp khi bị rối loạn tiền đình trung ương thường gặp với biểu hiện của bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, choáng váng mỗi khi thay đổi tư thế, có khi kèm theo bị nôn ói, khó tập trung, mau quên.

Rối loạn tiền đình gây ra nhiều phiền toán ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó khi nhận thấy các triệu chứng như bị chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng thị bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Các thuốc điều trị tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não:

1. Flunarizin

Flunarizin là thuốc đối kháng với calci chọn lọc

Thuốc ngăn cản quá tải canxi tế bào bằng cách giảm Ca tràn vào quá mức qua màng tế bào. Flunarizin không tác dụng lên sự co bóp và dẫn truyền cơ tim.

Ức chế co tế bào nội mô, ngăn tình trạng phù cục bộ.

Cải thiện khả năng biến dạng hồng cầu.

Kháng co mạch máu động mạch.

Flunarizin chỉ định trong các trường hợp: chóng mặt, cơm migraine, đau đầu vận mạch, Ðiều trị các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não và suy giảm oxy tế bào não bao gồm: chóng mặt, nhức đầu nguyên nhân mạch máu, rối loạn kích thích, mất trí nhớ, kém tập trung và rối loạn giấc ngủ.

Liều dùng Flunarizin:

+ Dự phòng đau nửa đầu:

  • Liều khởi đầu: Uống vào buổi tối.
  • Bệnh nhân dưới 65 tuổi: 10mg (2 viên)/ngày.
  • Bệnh nhân > 65 tuổi: 5mg/ngày.

Nếu trong giai đoạn điều trị này, xảy ra các triệu chứng trầm cảm, ngoại tháp hoặc tác dụng phụ ngoài ý muốn nên ngưng điều trị. Nếu sau 2 tháng không có sự cải thiện đáng kể, bệnh nhân được xem như là không đáp ứng và nên ngừng điều trị.

+ Ðiều trị duy trì: Nếu bệnh nhân đáp ứng tốt và nếu cần điều trị duy trì thì nên giảm liều xuống 5 ngày với liều hằng ngày như nhau và 2 ngày nghỉ mỗi tuần. Nếu điều trị duy trì phòng ngừa thành công và dung nạp tốt thì có thể ngưng điều trị trong 6 tháng và chỉ bắt đầu điều trị lại nếu tái phát.

+ Chóng mặt: Liều hàng ngày tương tự như dùng cho đau nửa đầu, nhưng điều trị khởi đầu chỉ kéo dài cho đến khi kiểm soát được triệu chứng, thường là ít hơn 2 tháng. Cho dù không có sự cải thiện đáng kể sau 1 tháng đối với chóng mặt mãn tính, 2 tháng đối với chóng mặt tư thế, bệnh nhân được xem như là không đáp ứng và nên ngưng điều trị.

Flunarizin chống chỉ định trong các trường hợp: Không dùng Flunarizine ở bệnh nhân có tiền sử trầm cảm hoặc đang có triệu chứng Parkinson trước đó hoặc các rối loạn ngoại tháp khác.

Tác dụng phụ thường gặp khi dùng Flunarizin:

+ Tác dụng phụ thường gặp thoáng qua: buồn ngủ nhẹ và/hoặc mệt mỏi (20%); tăng cân và/hoặc tăng ngon miệng (11%). Một số tác động phụ nghiêm trọng sau đây xảy ra trong điều trị kéo dài:

+ Trầm cảm, đặc biệt có nguy cơ xảy ra ở bệnh nhân nữ có tiền sử trầm cảm.

+ Triệu chứng ngoại tháp (như vận động chậm, cứng đơ, ngồi nằm không yên, loạn vận động, run) hoặc những người già dường như có nguy cơ.

Tương tác thuốc khi dùng chung với Flunarrizin: Rượu, thuốc an thần, thuốc ngủ khi dùng chung Flunarizine làm gia tăng tác dụng phụ buồn ngủ. Flunarizine không chống chỉ định ở bệnh nhân đang dùng thuốc chẹn beta.

Biệt dược chứa flunarizin:

+ Sibelium

+ Siberizin

+ Mecitin cap

+ Hagizil

+ Fluzinstad

+ Oliveirim

2. Cinnarizin

Cinnarizin là thuốc kháng histamin (H1).

Phần lớn những thuốc kháng histamin H1 cũng có tác dụng chống tiết acetylcholin và an thần. Thuốc kháng histamin có thể chặn các thụ thể ở cơ quan tận cùng của tiền đình và ức chế sự hoạt hóa quá trình tiết histamin và acetylcholin.

Cinnarizin còn là chất đối kháng calci. Thuốc ức chế sự co tế bào cơ trơn mạch máu bằng cách chẹn các kênh calci.

Ở một số nước, cinarizin được kê đơn rộng rãi làm thuốc giãn mạch não để điều trị bệnh mạch não mạn tính với chỉ định chính là xơ cứng động mạch não; nhưng những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên về cinarizin đều không đi đến kết luận rõ ràng.

Cinarizin đã được dùng trong điều trị hội chứng Raynaud, nhưng không xác định được là có hiệu lực.

Cinnarizin cũng được dùng trong các rối loạn tiền đình.

Chỉ định của cinnarizin: Phòng say tàu xe. Rối loạn tiền đình như chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn trong bệnh Ménière. Các triệu chứng có nguồn gốc từ mạch não, như choáng váng,ù tai, nhức đầu có nguyên nhân mạch, dễ bị kích thích, mất trí nhớ & thiếu tập trung. Các rối loạn tuần hoàn ngoại biên, như Raynaud, khập khễnh cách hồi, xanh tím đầu chi, rối loạn dinh dưỡng, loét chi. Phòng say tàu xe. Phòng nhức nửa đầu.

Liều dùng của cinnarizin: (viên 25mg)

+ Người lớn:

  • Rối loạn tuần hoàn não 1 viên x 3 lần/ngày.
  • Rối loạn tuần hoàn ngoại biên 2 – 3 viên x 3 lần/ngày.
  • Chóng mặt 1 viên x 3 lần/ngày.
  • Say tàu xe người lớn: 1 viên nửa giờ trước chuyến đi, nhắc lại mỗi 6 giờ.

+ Trẻ em: nửa liều của người lớn.

+ Nên dùng sau bữa ăn.

Tương tác thuốc: Cinnarizin tăng tác dụng an thần khi dùng với rượu, thuốc ức chế TKTW, thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Tác dụng phụ của cinnarizin: Thường gặp các tác dụng phụ như buồn ngủ, rối loạn tiên hóa, các triệu chứng như đau đầu, khô miệng, tăng cân, ra mồ hôi, dị ứng thì hiếm gặp hơn

Các chế phẩm chứa cinnarizin:

+ Dovemir

+ Stugeron (ngoại)

+ Cinnarizin STADA

+ Stagezin (Bidiphar)

+ Cinanarizin Actavis 25mg

3. Acetyl-DL-Leucine 500mg (Tanganil)

Phân loại: thuốc chống nôn, điều trị chóng mặt

Thuốc biệt dược mới: Tanganil, Tantanine 500, Aleucin, tanponai 500mg

Chỉ định: Ðiều trị triệu chứng cơn chóng mặt.

Liều lượng – cách dùng:

+ Người lớn:

  • Ðường uống: 1,5 đến 2g mỗi ngày (tương ứng 3 đến 4 viên mỗi ngày), thời gian điều trị từ 10 ngày đến 5 hoặc 6 tuần.
  • Khi bắt đầu điều trị, hoặc khi điều trị không hiệu quả, có thể tăng liều lên đến 3 g hoặc 4 g mỗi ngày mà không gặp trở ngại nào.
  • Ðường tiêm tĩnh mạch: 2 ống/ngày; thời gian điều trị biến đổi tùy theo diễn biến lâm sàng (liều lượng có thể tăng lên 4 ống/ngày nếu cần).

Cách dùng:

  • Ðường uống: liều hàng ngày chia làm 2 hay 3 lần, nên dùng vào bữa ăn.
  • Ðường tiêm: nếu chóng mặt nhiều cần điều trị khẩn cấp, đặc biệt khi nôn không thể dùng thuốc uống, tốt nhất nên tiêm chậm qua đường tĩnh mạch (tiêm bắp có thể dẫn đến những phản ứng tại chỗ).

Thận trọng lúc dùng:

  • LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
  • Lúc có thai: Do thiếu dữ liệu thực nghiệm ở súc vật và dữ liệu ở loài người, cẩn thận không dùng Acetyl leucine khi có thai.

Dược động học:

+ Ðường uống: Sau khi dùng thuốc, acetyl-leucine đạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau khoảng 2 giờ.

+ Ðường tiêm: Sau khi tiêm 1g Tanganil qua đường tĩnh mạch, quan sát thấy động học gồm 2 phần với một giai đoạn phân phối rất nhanh (thời gian bán hủy trung bình 0,11 giờ) và một kỳ đào thải nhanh (thời gian bán hủy trung bình 1,08 giờ).

4. Betahistine dihydrochloride (Betaser 16mg, 24mg)

Nhóm thuốc: Thuốc hướng tâm thần

Betahistine là một loại thuốc gọi là “histamine analogue”. Betahistine được sử dụng cho bệnh Ménière với các dấu hiệu bao gồm: Chóng mặt, ù tai, lãng tai hay nghe khó khăn.

Thuốc này hoạt động bằng cách cải thiện lưu lượng máu bên trong tai. Thuốc giúp giảm gia tăng áp lực.

Cơ chế tác động của Betahistine: về mặt tác dụng điều trị thì chưa được nắm rõ. Tuy nhiên, in vitro, Betahistine tạo dễ dàng cho sự dẫn truyền histamine do tác động đồng vận một phần trên các thụ thể H1, và tác dụng ức chế các thụ thể H3 (mặt khác, Betahistine làm giảm hoạt tính điện của các tế bào thần kinh đa sinape ở trung tâm tiền đình sau khi tiêm tĩnh mạch ở động vật).

Betahistin làm giãn cơ vòng tiền mao mạch vì vậy có tác dụng gia tăng tuần hoàn của tai trong. Thuốc kiểm soát tính thấm của mao mạch tai trong do đó làm giảm tích tụ nội dịch bạch huyết tai trong. Đồng thời nó cũng cải thiện tuần hoàn não, gia tăng lưu lượng máu qua động mạch cảnh trong và động mạch đốt sống. Vì vậy, trên lâm sàng betahistin có hiệu quả trong điều trị chóng mặt và choáng váng.

Chỉ định:

+ Chóng mặt do nguyên nhân tiền đình.

+ Hội chứng Meniere: chóng mặt, ù tai, nôn, nhức đầu, mất thính lực.

Liều lượng – Cách dùng: 1-2 viên 8mg x 3 lần/ngày, ½-1 viên 16mg x 3 lần/ngày hoặc 1 viên 24mg x 2 lần/ngày.

Cách dùng: Nên dùng cùng với thức ăn. Ðiều trị 2 – 3 tháng.

Chống chỉ định:

+ Loét dạ dày tá tràng. U tủy thượng thận.

+ Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tương tác thuốc: Thuốc kháng histamin. Làm tăng tác dụng: MAOIs, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị Parkinson.

Tác dụng phụ: Nôn, chứng khó tiêu hóa, đau đầu. Dị ứng. Đau dạ dày nhẹ (tác dụng này mất đi khi uống thuốc trong bữa ăn hoặc giảm liều).

Chú ý đề phòng:

+ Thận trọng khi bệnh nhân hen suyễn. Không nên dùng khi có thai.

+ Bệnh nhân hen phế quản, tiền sử loét dạ dày (đường tiêu hóa).

+ Không nên dùng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú.

+ Trẻ < 18t.: không khuyến cáo.

5. Panangin

Tên biệt dược: Panangin®

Phân nhóm: Thuốc tim mạch; Khoáng chất và vitamin

* Mỗi 1 viên:

+ Magnesium aspartate 140 mg.

+ Potassium aspartate 158mg.

* Mỗi 10 ml thuốc tiêm:

+ Magnesium aspartate 400mg.

+ Potassium aspartate 452mg.

Tác dụng của thuốc Panangin:

Thuốc Panangin  được điều chế nhằm bổ sung lượng Kali và Magie vào cơ thể. Thuốc chuyên dùng cho bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến tim như suy tim, đau tim hay rối loạn nhịp tim. Thuốc cũng có tác dụng lớn trong việc cải thiện quá trình dung nạp Glycozit tim đặc biệt bổ sung dưỡng chất Magie hay Kali vào người.

Thuốc Panangin được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

+ Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim, đau thắt ngực, co thắt cơ

+ Điều trị và phòng ngừa tình trạng thiếu hụt magie và kali ở một số đối tượng, tăng tiêu thụ các ion, mất điện giải do tiêu chảy, bệnh tiểu đường.

+ Và một số trường hợp khác được sử dụng để điều trị kết hợp theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn

+ Cải thiện khả năng dung nạp glycoside tim

Chống chỉ định:

Thuốc Panangin chống chỉ định điều trị đối với một số đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc. Hoặc các đối tượng thuộc vào một trong các trường hợp dưới đây:

+ Sốc tim, rối loạn nhịp tim nặng, suy tim nặng

+ Bệnh Addison (suy vỏ thượng thận)

+ Suy thận cấp và mãn tính

+ Hội chứng block nhĩ – thất độ III

Và một số đối tượng khác chống chỉ định sử dụng thuốc không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây. Chính vì thế, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự đồng ý của giới chuyên môn.

Liều dùng thuốc Panangin:

+ Liều dùng thuốc Panangin cho người lớn:

  • Viên nén: dùng 1 – 2 viên/ lần, mỗi ngày sử dụng 3 lần. Nếu cần thiết có thể tăng liều lên thành 3 viên mỗi lần và mỗi ngày sử dụng 3 lần. Lưu ý, thuốc dạng viên nén cần được uống cùng với nhiều nước để quá trình hấp thụ diễn ra được tốt hợp. Dùng thuốc sau mỗi bữa ăn hoặc lúc bụng no. Thuốc được khuyến cáo dùng nguyên viên, không được nhai hoặc ngậm dưới lưỡi.
  • Thuốc tiêm: Pha 2 ống tiêm Panangin cùng với 50 – 100 ml dung dịch glucose 5%. Dùng để tiêm tĩnh mạch hoặc truyền dịch nhỏ giọt chậm và liên tục.

+ Liều dùng thuốc Panangin cho trẻ em:

  • Liều dùng cho trẻ em chưa được giới dược lý hiện đại nghiên cứu, chứng minh và đưa ra kết luận về mức độ an toàn và hiệu quả cho trẻ em dưới 12 tuổi. Do đó, bạn đọc tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc cho con trẻ khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH KHÁM